Thứ Tư, 24/10/2018 10:48

Rớt 20% từ mức đỉnh, “con gấu” xâm chiếm thành công chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương

Chỉ số cổ phiếu chính của châu Á chuẩn bị không chống đỡ nổi trước sức ép giảm giá, gia nhập vào hội “thị trường con gấu” cùng với 4 chỉ số cổ phiếu khu vực khác.

Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương giảm 0.5% xuống 149.68 điểm vào lúc 10h10 (giờ Hồng Kông), qua đó nâng tổng mức giảm so với đỉnh ngày 26/01 lên 20%, tức đã bước vào thị trường con gấu. Chỉ số MSCI này bước vào thị trường con gấu sau khi phần lớn chỉ số chứng khoán chuẩn ở châu Á rớt từ 1% đến 3% trong ngày thứ Ba (23/10), khi mối lo ngại về căng thẳng địa chính trị, sức ép lên thị trường chứng khoán Mỹ, tăng trưởng lợi nhuận chậm lại và khả năng tăng trưởng kinh tế suy giảm đã khiến nhà đầu tư lo lắng không thôi. Trong ngày thứ Tư (24/10), chỉ số Shanghai Composite lại giảm thêm 0.6%.

“Chúng tôi thừa nhận sự thật là giai đoạn biến động thái đã kết thúc trước đó trong năm nay”, Felix Lam, Chuyên gia quản lý quỹ phụ trách cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương tại BNP Paribas Asset Management ở Hồng Kông, cho hay. “Khi bạn bước vào giai đoạn hai của chu kỳ thị trường – cho dù là củng cố hay điều chỉnh – mức độ biến động sẽ tăng như thế này đây, vì vậy khi đưa ra quyết định đầu tư, chúng ta phải chú ý đến biên an toàn của mình”.

Cổ phiếu khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã bắt đầu lao dốc khi nỗi lo về chiến tranh thương mại khiến chỉ số Shanghai Composite liên tục “cắm đầu” và trở thành một trong những chỉ số giảm mạnh nhất trên thế giới trong năm 2018. Dấu hiệu về khả năng nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc chỉ làm mọi thứ thêm phần tồi tệ, và thị trường chứng khoán nước này cũng đánh mất danh hiệu “thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới” vào tay Nhật Bản trước đó trong năm nay. Tình trạng biến động dữ dội lại tiếp tục trong ngày thứ Ba (23/10) khi chỉ số Shanghai Composite chấm dứt chuỗi tăng 2 ngày mạnh nhất trong 3 năm, mặc dù các quan chức Chính phủ liên tục nỗ lực trấn an và hỗ trợ thanh khoản cho các công ty tư nhân, đồng thời là để vực dậy niềm tin vào thị trường chứng khoán nước nhà.

Ở thị trường châu Á, các chỉ số đồng loạt lao dốc trong ngày thứ Ba (23/10), đáng chú ý nhất là chỉ số Hang Seng của Hồng Kông “bốc hơi” hơn 800 điểm, tức hơn 3%

Ở những quốc gia khác, thị trường chứng khoán giảm còn xuất phát từ những lý do riêng, từ đồng nội tệ yếu và khủng hoảng ngân hàng ở Ấn Độ cho tới lạm phát cao hơn và đà lao dốc của đồng Peso Philippines. Kế đó là nỗi lo địa chính trị, bao gồm căng thẳng ngày càng leo thang giữa Ả-rập Xê-út và Mỹ. Cuối cùng là đồng USD mạnh hơn.

Sau đây, Bloomberg cũng dẫn lại thời điểm bước vào thị trường con gấu của một số thị trường:

Thị trường sẽ đi về đâu? Mùa báo cáo lợi nhuận sẽ là câu trả lời. Tất cả mọi ánh mắt đang đổ dồn về nhóm cổ phiếu công nghệ Mỹ trong tuần này, khi các công ty như Amazon, Alphabet, Twitter và Microsoft chuẩn bị công bố báo cáo tài chính.

Và khi mức độ biến động lịch sử kỳ hạn 10 ngày của chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái bình Dương chạm tới mức tại thời điểm bán tháo tháng 2/2018, một số nhà đầu tư bắt đầu lo ngại.

“Câu hỏi lớn hơn ở đây là: Cái gì sẽ là chất xúc tác để thị trường chứng khoán châu Á phục hồi ổn định?”, Daryl Liew, Trưởng Bộ phận Quản lý danh mục tại Reyl Singapore Pte, nhận định. “Chúng ta sẽ phải chờ động thái phối hợp chặt chẽ hơn từ Chính phủ Trung Quốc”.

“Trong ngắn hạn, chúng tôi tin rằng, đồng USD vẫn còn quá mạnh và lãi suất ở Mỹ có khả năng tiếp tục tăng. Ngoài ra, căng thẳng thương mại ở thời điểm này cũng hơi quá cao”, Khiem Do, Trưởng Bộ phận tài sản châu Á tại Barings, cho biết trên chương trình “Squawk Box" của CNBC trong ngày thứ Ba (23/10).

“Tôi nghĩ chúng ta cần phải chứng kiến 3 yếu tố đó thực sự cải thiện phần nào thì mới có thể bước vào lại những thị trường này”, ông cho hay.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Mỹ sẽ có ngày “tồi tệ” nếu thị trường Trung Quốc “rơi tự do” một lần nữa? (24/10/2018)

>   S&P 500 giảm liền 5 phiên không ngừng nghỉ (24/10/2018)

>   Dow Jones rớt hơn 400 điểm sau các báo cáo tài chính đáng thất vọng từ Caterpillar và 3M (23/10/2018)

>   Dow Jones có thể giảm hơn 300 điểm vào đầu phiên 23/10? (23/10/2018)

>   Chứng khoán Trung Quốc quay đầu giảm hơn 2% sau hai phiên tăng mạnh (23/10/2018)

>   Chứng khoán Nhật Bản “bốc hơi” hơn 500 tỷ USD trong năm 2018 (23/10/2018)

>   Hang Seng “đi” hơn 800 điểm, Kospi rớt hơn 3% (23/10/2018)

>   Căng thẳng toàn cầu dâng cao, chứng khoán Hàn Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông “bay hơi” hơn 2% (23/10/2018)

>   Châu Á bắt đầu đỏ lửa, Nikkei 225 và Hang Seng đồng loạt giảm hơn 400 điểm (23/10/2018)

>   Chứng khoán Trung Quốc hồi phục mạnh, nhưng bất ổn vẫn còn đó (23/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật