Thứ Ba, 30/10/2018 15:38

Hùng Vương đã làm được gì sau 1 năm mạnh tay tái cơ cấu?

Kết thúc niên độ 2017-2018, HVG đã có lãi trở lại dù nhờ lớn vào hoạt động thoái vốn cũng như bán tài sản. Vay nợ tài chính cũng giảm rất mạnh xuống chỉ còn hơn 3,000 tỷ đồng. Nhưng liệu hoạt động chính là nuôi cá tra của HVG đã thực sự "sống" trở lại hay không trong bối cảnh thị trường rất thuận lợi?

* ĐHĐCĐ 2018: Sau nhiều biến cố, HVG bán hết bất động sản, dự án nuôi heo, một phần vùng nuôi... chỉ tập trung vào cá tra

Quý 4 lãi lớn nhờ bán tài sản, cả năm tiếp tục thất hứa kế hoạch với cổ đông

CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 niên độ 2017-2018 với doanh thu thuần tiếp tục ghi nhận mức giảm mạnh 51%, xuống còn 1,599 tỷ đồng.

Giá vốn cũng tăng tương ứng nên lãi gộp bị kéo giảm 40%, về mức 160 tỷ đồng. Đặc biệt kỳ này doanh thu hoạt động tài chính gấp 14 lần cùng kỳ khi đạt 243 tỷ đồng nhờ lãi từ thanh lý công ty con là FMCVTF. Ngược lại, chi phí tài chính giảm mạnh tới 77% xuống còn gần 37 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay của HVG kỳ này ghi nhận giảm 54%, còn 61 tỷ đồng.

HVG cũng cắt giảm mạnh chi phí bán hàng và quản lý tới 59% và 96%. Theo đó, HVG lãi thuần 246 tỷ đồng trong quý này, trong khi cùng kỳ âm tới 605 tỷ đồng.

Thêm vào đó, lợi nhuận khác của HVG đạt tới 136.5 tỷ đồng, tức gấp 117 lần so cùng kỳ nhờ nhượng bán và thanh lý tài sản là các bất động sản. Cuối cùng, HVG lãi ròng gần 366 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm nặng 575 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh của HVG trong niên độ 2017-2018

Lũy kế cả niên độ, doanh thu thuần của HVG vẫn giảm 48% khi đạt 8,043 tỷ đồng. Do quý 2 lỗ 194 tỷ đồng nên mức lãi ròng của cả năm chỉ còn 18 tỷ đồng, dù sao cũng khả quan hơn con số lỗ 713 tỷ đồng của niên độ trước.

Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 2018 dự kiến 4,000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng. Như vậy, niên độ này HVG lại tiếp tục thất hứa với cổ đông.

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối vẫn ghi âm 409 tỷ đồng tại thời điểm cuối kỳ.

Cơ cấu doanh thu của HVG vẫn nghiêng nhiều về nội địa

Vay nợ tài chính giảm mạnh

Đáng nói, tại thời điểm cuối kỳ, "vua cá" một thời đã giảm được vay nợ tài chính ngắn và dài hạn xuống lần lượt còn 2,941 tỷ đồng và 318 tỷ đồng, giảm 58% và 53% so đầu kỳ. Bởi trong kỳ, HVG đã chi gần 6,750 tỷ đồng trả nợ gốc vay

Tổng tài sản cũng giảm 39%, xuống mức 8,434 tỷ đồng; trong đó hàng tồn kho chiếm 1,922 tỷ đồng, giảm gần phân nửa so đầu kỳ.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ dương 406 tỷ đồng chủ yếu nhờ giảm hàng tồn kho và giảm khoản phải thu.

Giá trị đầu tư vào liên doanh liên kết của HVG tại thời điểm cuối kỳ đã tăng mạnh từ 468 tỷ đồng lên 720 tỷ đồng. Theo đó phần lỗ sau khi mua liên doanh liên kết này cũng tăng tương ứng từ 31 tỷ đồng lên 107 tỷ đồng.

Giá trị đầu tư vào liên doanh liên kết của HVG

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4/2018, Chủ tịch HVG Dương Ngọc Minh cho biết, để khắc phục lỗ lũy kế, trong năm nay Công ty thoái 100% vốn tại CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC), 47% vốn CTCP Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (VTF). Song song đó, Công ty cũng đã thanh lý một số bất động sản ở số 765 Hồng Bàng, 94 Phạm Đình Hổ, TP.HCM. Như vậy, Công ty đã tái cơ cấu lại tài sản nên dư tiền để hoạt động.

Hùng Vương sẽ gom vốn lại để thực hiện 2 nhiệm vụ chính là nuôi trồng và chế biến cá tra, còn lĩnh vực nuôi heo đang tiến hành mời đối tác chuyển nhượng.

Với việc tái cơ cấu như vậy, nhìn vào báo cáo tài chính của HVG có thể thấy, mặc dù các chỉ tiêu vay nợ đã giảm nhờ bán công ty con và bất động sản và bắt đầu có lãi. Nhưng cũng đáng chú ý là hoạt động chính của HVG vẫn chưa hồi phục hoàn toàn khi lãi gộp vẫn đang giảm 40% trong quý vừa qua, trong khi các doanh nghiệp cùng ngành lại hồ hởi báo lãi lớn nhờ giá cá tra tăng vọt cùng với nguồn cung từ Trung Quốc tăng cao và thuế suất vào Mỹ giảm mạnh.

Liệu câu nói của vị Chủ tịch HVG "Tôi nghĩ là khó khăn nhất của HVG đã qua rồi, vì đã tới đáy rồi mà" có đúng như dự tính?

Thái Hương

Fili

Các tin tức khác

>   VEA: Báo cáo tài chính quý 3/2018 (30/10/2018)

>   TTR: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (30/10/2018)

>   9 tháng đầu năm AAA báo lãi 129 tỷ đồng (30/10/2018)

>   TCK: Báo cáo tài chính quý 3/2018 (tổng hợp) (30/10/2018)

>   VIB: Nghị quyết Hội đồng quản trị (30/10/2018)

>   VGG: Báo cáo tài chính quý 3/2018 (công ty mẹ) (30/10/2018)

>   VGG: Báo cáo tài chính quý 3/2018 (30/10/2018)

>   IDV: Giải trình LNST tại báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm (30/10/2018)

>   KDM: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế của Báo cáo tài chính quý 3 2018 của công ty mẹ (30/10/2018)

>   SAM: BCTC quý 3 năm 2018 (30/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật