Chủ Nhật, 28/10/2018 13:00

Góc nhìn tuần 29/10-02/11: Tiếp tục giảm điểm?

Theo SHS, trong tuần giao dịch tiếp theo (29/10-02/11), VN-Index có thể sẽ tiếp tục giảm điểm với ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 885 điểm tương ứng với vùng đáy tháng 7.

Tiếp tục giảm điểm

CTCK Sài Gòn-Hà Nội (SHS): Thị trường tiếp tục có những diễn biến xấu hơn trong tuần qua. Hai đường trendline tăng trưởng dài hạn từ năm 2016 đến nay của VN-Index và VN30 lần lượt tại 930 điểm và 900 điểm đã bị xuyên thủng trong phiên giao dịch 24/10. Đây là một tín hiệu kỹ thuật thực sự xấu đối với xu hướng dài hạn của thị trường.

Thị trường giảm liên tiếp cả năm phiên đã khiến cho dòng tiền có xu hướng rút khỏi thị trường cơ sở để tham gia vào thị trường phái sinh giúp đẩy thanh khoản phái sinh lập kỷ lục mới trong hai phiên liên tiếp cuối tuần.

Theo đó, xu hướng hiện tại đang nghiêng về giảm và những nhịp hồi lại (pull back) có thể vẫn xuất hiện với mục tiêu là vùng 930-940 điểm, đây sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư cơ cấu danh mục về trạng thái an toàn hơn. Trước mắt, vùng đáy cũ trong tháng 7 tương ứng với 885-900 điểm sẽ là hỗ trợ gần nhất cho thị trường.

Dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (29/10-02/11), VN-Index có thể sẽ tiếp tục giảm điểm với ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 885 điểm tương ứng với vùng đáy tháng 7. Nếu ngưỡng 885 điểm bị xuyên thủng thì hỗ trợ thực sự mạnh tiếp theo tại 795-815 điểm tương ứng với vùng đáy trong tháng 10/2017. Nhà đầu tư chỉ nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn trong giai đoạn này, tránh bắt đáy quá nhiều và nên đặt vấn đề quản trị rủi ro lên hàng đầu.

Thận trọng với tin từ thế giới

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Trong phiên sáng, chỉ số VN-Index đã có mức tăng điểm ngay từ những phút đầu do những tin tích cực từ thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục đêm trước.

Tuy nhiên lực bán xuất hiện từ giữa phiên khiến chỉ số giảm điểm, với lực bán mạnh xuất hiện ở nhóm cổ phiếu ngân hàng: VCB, CTG, TCB và một số cổ phiếu bluechips: VHM, MSN, VJC,...

Trong phiên chiều, chỉ số VN-Index tiếp tục giảm điểm do lực bán tiếp tục áp đảo, một số mã quay đầu bán ròng: BID, VIC. Cổ phiếu GAS đã quay đầu về tham chiếu mặc dù trong phiên sáng đang là mã đẩy thị trường mạnh. Dù vậy vẫn nhiều cổ phiếu bluechips ngược dòng tăng điểm như: VNM, GMD, PLX, BHN,...

Theo BSI, tâm lý nhà đầu tư vẫn đang lo ngại, thận trọng với những tin từ thị trường thế giới: chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, chính sách lãi suất của Fed.. Mặc dù thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức thấp nhưng 26/11 khối ngoại đã mua ròng.

Vùng kháng cự 920-940

CTCK Asean (Asean Securities): Phiên giao dịch thứ Sáu (26/10), chỉ số VN-Index đóng cửa bằng một phiên “bull trap” sau áp lực bán mạnh ở nhóm cổ phiếu Bluechips. Trong đó, VHM là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số, khi giảm sâu hơn 5%. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng (VCB, BID, TCB, CTG, VPB..) chìm trong sắc đỏ, góp phần làm cho đà giảm thêm trầm trọng hơn.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 9.35 điểm (-1.03%), đóng cửa ở mức 900.82. Thanh khoản HSX tăng khá lên mức gần 160 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 3,200 tỷ đồng. Về phía nước ngoài, họ mua ròng gần 9 tỷ đồng trên HOSE.

Về kỹ thuật, đồ thị VN-Index xuất hiện cây nến đỏ dạng “Black marubozu”, là khá tiêu cực. Do đó, Asean Securities cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ gần 880-900 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 840-860 điểm. Trong kịch bản tích cực, chỉ số cho phản ứng phục hồi trở lại thì vùng 920-940 điểm sẽ đóng vai trò là vùng kháng cự gần, đồng thời là vùng giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

Vùng hỗ trợ tiếp theo 860-870

CTCK Bảo Việt (BVS): Thị trường có tuần giao dịch kém tích cực với 5 phiên sụt giảm liên tiếp đã khiến tâm lỳ nhà đầu tư lo ngại. Trong các phiên tới, VN-Index có thể sẽ phá vỡ vùng đáy cũ quanh 885 và lùi về vùng hỗ trợ tiếp theo nằm tại 860-870 điểm.

VN-Index giảm 1.03% xuống 900.82 điểm. Thị trường xuất hiện bẫy tăng giá đầu phiên, sau đó đã nhanh chóng quay trở lại xu thế giảm điểm với cường độ giảm tăng mạnh về cuối phiên.

Thanh khoản đạt 134 triệu cổ phiếu, giảm so với phiên trước đó và thấp hơn mức trung bình. Độ rộng thị trường không tốt khi chênh lệch giữa 2 bên tăng giảm khá lớn. Tâm lý nhà đầu tư tiếp tục bi quan và có phần hoảng sợ trước xu hướng giảm điểm mạnh của thị trường trong ngắn hạn. Tương quan cung cầu vẫn đang có sự chênh lệch khá lớn. Thị trường có thể cần phải giảm về các vùng hỗ trợ sâu hơn để tạo được sự cân bằng hơn về mặt cung cầu.

Trên đồ thị tuần, chỉ số đang được hỗ trợ bởi đường SMA100 tương ứng vùng 884-885 điểm. Xu hướng trung hạn của thị trường đang chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực. Do đó, BVS cho rằng thị trường có thể sẽ sớm xuyên thủng vùng hỗ trợ trên để lùi về các vùng hỗ trợ sâu hơn trong thời gian tới.

Ngắn hạn hơn, chỉ số đang có độ dốc giảm điểm lớn khi liên tục bám dải BB đi xuống. Điều này có thể khiến cho thị trường có thể sẽ phá vỡ vùng đáy cũ quanh 885 và lùi về vùng hỗ trợ tiếp theo nằm tại 860-870 điểm.

Tỷ trọng danh mục tổng nên được khống chế ở mức tối đa 10-15% cổ phiếu trong giai đoạn này. Có thể thực hiện các hoạt động trading T+ trong các nhịp “wash-out” của thị trường trong ngắn hạn.

Vùng kháng cự của chỉ số nằm tại 918-923 điểm và 940-950 điểm. Vùng hỗ trợ của chỉ số nằm tại 885-895 điểm và 860-870 điểm.

Nguyên Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 26/10: Xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật? (25/10/2018)

>   Góc nhìn 25/10: VN-Index giảm về vùng đáy tháng 7? (24/10/2018)

>   Góc nhìn 24/10: Tích cực quan sát (23/10/2018)

>   Góc nhìn 20/11: Kiểm tra vùng kháng cự 920 – 930 điểm? (19/11/2018)

>   Góc nhìn 13/11: Tiếp tục tăng điểm? (12/11/2018)

>   Góc nhìn 06/11: Tiếp tục tăng điểm? (05/11/2018)

>   Ông Trịnh Hoài Giang: “Từ đây đến cuối năm thị trường có thể về 800 điểm” (23/10/2018)

>   "Trú bão” ở đâu khi thị trường khó đoán định? (22/10/2018)

>   Góc nhìn tuần 22-26/10: Giằng co và rung lắc (21/10/2018)

>   Góc nhìn 19/10: Khó đoán định (18/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật