Thứ Tư, 03/10/2018 08:30

Đón sóng kết quả quý 3: Những cổ phiếu nào vẫn giảm?

Thị trường đang bước vào giai đoạn các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý 3. Nhà đầu tư theo đó cũng bắt đầu tìm kiếm những cổ phiếu có kết quả tăng trưởng để cho vào danh mục. Song, trong quá khứ, không ít mã dù có kết quả tăng trưởng vẫn giảm giá.

Trong 3 năm gần đây, có 34 cổ phiếu niêm yết năm nào cũng giảm giá liên tục trong giai đoạn tháng 10 và chỉ có 21 mã tăng (xét trên nhóm cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân hơn 10,000 cp/phiên), thống kê theo dữ liệu của Vietstock cho thấy.

Riêng sàn HOSE, có 19 mã tăng giá, phần lớn đều là nhóm cổ phiếu vừa và lớn. Chẳng hạn như APC có mức tăng khá trong tháng 10 của 3 năm trước, riêng tháng 10/2017 tăng đến 44%. Cổ phiếu APC hiện đang giao dịch ở mức trên 34,000 đồng/cp, ghi nhận giảm 25% trong 1 năm qua. Đơn vị này cũng vừa bị Sở nhắc nhở chậm công bố Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2018.

Xét về cổ phiếu có mức tăng trưởng tăng dần đều qua các năm thì IDI đáng chú ý, từ mức 3.9% trong tháng 10/2015, lên mức gần 5% tháng 10/2016 và đạt 43% trong tháng 10/2017.

Kết quả kinh doanh IDI trong quý 3 của 3 năm qua (Đvt: Triệu đồng)

Trên sàn, giá cổ phiếu IDI hiện đã tăng hơn 130% trong 1 năm qua, lên mốc 13,250 đồng/cp với khối lượng giao dịch bình quân hơn 3 triệu đơn vị/phiên. Thông tin đáng chú ý của IDI ngoài mong chờ vào kết quả quý 3/2018 là hiện Công ty mẹ ASM đang lên kế hoạch nâng sở hữu lên hơn 66% bằng cách mua thêm 27 triệu cp IDI.

Một đơn vị khác thuộc nhóm ngành sản xuất cũng có mức tăng trưởng tăng dần đều trong tháng 10 của 3 năm trước là DHC. Hiện cổ phiếu đã có dấu hiệu điều chỉnh sau khi chạm đỉnh ngắn hạn 47,000 đồng/cp ngày 19/09/2018 vừa qua. Theo báo cáo phân tích của CTCK Bảo Việt (BVS) mới đây, DHC đã vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2018 sau 8 tháng. Công ty đạt tổng doanh thu 84 tỷ đồng và lãi ròng 14 tỷ đồng trong tháng 8. Lũy kế 8 tháng, Công ty đạt 600 tỷ đồng doanh thu và 92 tỷ đồng LNST, qua đó vượt 2% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Một cổ phiếu khác giữ được mức tăng trưởng trên 9% suốt tháng 10 của 3 năm trước là DGW. Bên cạnh đó, mức độ quan tâm nhà đầu tư dành cho DGW ngày càng tăng khi khối lượng giao dịch bình quân cũng tăng dần đều, đến tháng 10/2017 đạt gần 524,000 cp/phiên.

Mới đây, DGW vừa thực hiện ký kết hợp đồng phân phối chính thức với nhà sản xuất các dòng điện thoại Nokia. Hiện, Nokia chiếm 25.9% thị phần số lượng bán ra. DGW trở thành 1 trong 3 nhà phân phối của Nokia tại thị trường Việt Nam. Đây là cơ sở để tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng doanh thu cao cho các năm tới cho DGW. Ông Đoàn Hồng Việt – Chủ tịch HĐQT DGW cho biết, từ năm 2019, việc phân phối sản phẩm của Nokia sẽ đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận.

Kết quả kinh doanh DGW trong quý 3 của 3 năm qua (Đvt: Triệu đồng)

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu bất động sản có KDH, NTL và NBB là các đại diện có lịch sử thường tăng giá trong tháng 10.

Thế nhưng cũng có rất nhiều cổ phiếu giảm điểm trong lịch sử tháng 10. Trong đó, mức độ giảm của TNT trong 2 năm gần đây là đáng báo động, lần lượt 47% và 33%. Nhìn lại thì kết quả kinh doanh của TNT trong quý 3/2017 khá thấp, chỉ 82 triệu đồng. Triển vọng thời gian tới cũng chưa có dấu hiệu sáng sủa khi mà TNT đã báo lỗ liên tục 2 quý đầu năm 2018.

Trường hợp của AGR thì tháng 10/2015 và tháng 10/2016 giảm lần lượt 2.4% và 5.2%, nguyên nhân có thể do quý 3/2015 và quý 3/2016 đơn vị này báo lỗ. Song, điều đáng nói là dù quý 3/2017, AGR đã có lãi hơn 15 tỷ đồng thì giá cổ phiếu trong tháng 10/2017 vẫn giảm đến gần 20%.

Nhiều cổ phiếu giảm giá tăng dần qua các năm trong tháng 10 còn phải kể đến như DAG, TSC hay cả hai ông lớn CSM và STB. Trong đó thì TSC, dù là đơn vị có vốn nghìn tỷ nhưng kết quả kinh doanh đi lùi đáng kể.

Hay như CSM, dù giá cao su giảm nhưng có vẻ như đơn vị này vẫn đối mặt nhiều khó khăn. Kết quả kinh doanh thời gian gần đây chỉ lẹt đẹt vài tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh CSM từ quý 3/2016 đến nay (Đvt: Triệu đồng)

Trên HNX, có 2 cổ phiếu tăng giá trong tháng 10 suốt 3 năm qua nhưng cũng có đến 16 mã giảm. Trong số cổ phiếu giảm, IDJ, DPS, NDF, VMI, DCS, ITQ, KSK, ASA, PV2 đều đang gặp khó về kinh doanh nên triển vọng tăng cho thời gian tới là rất hiếm.

Không chỉ vậy, hai doanh nghiệp khá cơ bản là LAS và BVS dù có kết quả kinh doanh ổn định vẫn ghi nhận giảm điểm.

Kết quả kinh doanh LAS trong quý 3 của 3 năm qua (Đvt: Triệu đồng)

Kết quả kinh doanh BVS trong quý 3 của 3 năm qua (Đvt: Triệu đồng)

Những cổ phiếu tăng và giảm giá 3 năm liền trong tháng 7

HOSE

 

HNX

Chú thích: Chỉ xét trên nhóm cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân hơn 10,000 cp/phiên

Thiên Mục

FILI

Các tin tức khác

>   Tập đoàn tài chính Mirae Asset gặp gỡ và tìm hiểu thông tin về Hải Phát Invest (02/10/2018)

>   ACB giảm room ngoại xuống 29.83% (02/10/2018)

>   “Độc nhất vô nhị” như siêu thị mở giữa lòng chợ của Bách hóa Xanh (02/10/2018)

>   02/10: Đọc gì trước giờ giao dịch? (02/10/2018)

>   HNX: Bản công bố thông tin của CTCP Gạch men Cosevco (DCR) (01/10/2018)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 02/10 (02/10/2018)

>   Dòng tiền ở nhiều cổ phiếu lớn sụt giảm (01/10/2018)

>   GTN: Tổng Giám đốc Michael Louis Rosen muốn thoái hết 3.65 triệu cp (01/10/2018)

>   Chậm công bố thông tin, Thành viên HĐQT PJT bị phạt 22.5 triệu đồng (01/10/2018)

>   SAC: Vi phạm công bố thông tin, vợ Chủ tịch Nguyễn Quốc Hưng bị phạt 17.5 triệu đồng (01/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật