Thứ Sáu, 19/10/2018 07:01

Dầu sụt hơn 4% trong hai phiên liền

Các hợp đồng dầu thô tương lai tiếp tục giảm mạnh vào ngày thứ Năm (18/10), ghi nhận mức sụt giảm hơn 4% trong 2 phiên, khi đà tăng liền 4 tuần của dự trữ dầu thô tại Mỹ giúp xoa dịu lo ngại về sự thắt chặt nguồn cung toàn cầu khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ Iran vào tháng tới, MarketWatch đưa tin.

Bên cạnh đó, các hợp đồng khí thiên nhiên tương lai cũng sụt hơn 4% sau khi dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) vào ngày thứ Năm cho thấy nguồn cung khí này tăng trùng với dự báo của thị trường, nhưng đồng thời cho biết tổng nguồn cung khí thiên nhiên đã vọt lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2017.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11 trên sàn Nymex lùi 1.10 USD (tương đương 1.6%) xuống 68.65 USD/thùng, sụt hơn 4% trong 2 phiên vừa qua. Đây cũng là mức đóng cửa thấp nhất của hợp đồng này kể từ ngày 13/09/2018.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 12 trên sàn Luân Đôn mất 76 xu (tương đương gần 1%) còn 79.29 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 21/09/2018.

Dầu đã giảm mạnh hôm thứ Tư (17/10) sau khi EIA cho biết dự trữ dầu thô nội địa vọt 6.5 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 12/10/2018, cao hơn rất nhiều so với dự báo và cũng là tuần tăng thứ 4 liên tiếp.

Brian Youngberg, Chuyên gia phân tích năng lượng cấp cao tại Edward Jones, nhận định: “Đà tăng của dự trữ dầu thô tiếp tục xu hướng gần đây cho thấy nguồn cung không còn là vấn đề. Lo ngại về mối quan hệ giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út không có tác động cụ thể. Đồng thời, suy nghĩ rằng ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt Iran sẽ được bù đắp bởi sản lượng ở nơi khác cũng khiến đà leo dốc của giá dầu suy yếu”.

Các nhà phân tích tại công ty tư vấn JBC Energy cho biết ảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu từ các lệnh trừng phạt Iran hầu như đã được tính váo giá.

Mặt khác, Eugen Weinberg, Giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại Commerzbank, cho biết dường như rằng hi vọng sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu tại Iran sẽ được bù đắp bởi sự nối lại sản lượng ở khu vực trung lập giữa Ả-rập Xê-út và Kuwait có vẻ không còn gì.

Platts đưa tin hồi đầu tuần này rằng các cuộc đàm phán giữa 2 nước về 2 giàn khoan dầu chung đã thất bại, qua đó dự kiến sản lượng dầu mất khoảng 500,000 thùng/ngày.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng xăng giao tháng 11 lùi 1.4% xuống 1.891 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 11 mất 0.7% còn 2.295 USD/gallon.

Các hợp đồng khí thiên nhiên cũng giảm mạnh trong ngày thứ Năm, khi EIA ghi nhận rằng nguồn cung khí thiên nhiên tại Mỹ tăng 81 tỷ feet khối trong tuần kết thúc vào ngày 12/10/2018, gần khớp với dự báo vọt gần 85 tỷ feet khối từ các ước tính thống kê. Hiện tổng dự trữ khí này đạt 3.037 nghìn tỷ feet khối, mức cao nhất kể từ tháng 12/2017.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 11 sụt 3.7% xuống 3.198 USD/MMBtu.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Dầu WTI sụt 3% và rớt mốc 70 USD/thùng lần đầu tiên trong hơn 3 tuần (18/10/2018)

>   Dầu tăng liền 3 phiên (17/10/2018)

>   Dầu tăng nhẹ vì căng thẳng Mỹ - Ả-rập Xê-út (16/10/2018)

>   Dầu chứng kiến tuần sụt giảm đầu tiên trong 5 tuần (13/10/2018)

>   Dầu mất hơn 5% chỉ trong 2 ngày chứng khoán Mỹ bị bán tháo (12/10/2018)

>   Sụt hơn 3%, dầu xuống thấp nhất từ đầu tháng đến nay (12/10/2018)

>   Thu thuế từ dầu thô nhập khẩu tăng đột biến gần 270% trong 9 tháng (11/10/2018)

>   Dầu sụt gần 2.5% xuống đáy gần 2 tuần (11/10/2018)

>   Dầu khởi sắc trước dấu hiệu kim ngạch xuất khẩu dầu của Iran sụt giảm (10/10/2018)

>   Bộ Công Thương lên tiếng về giá xăng tăng mạnh (09/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật