Thứ Ba, 02/10/2018 10:51

Cuộc chiến thương mại còn làm dịch chuyển đầu tư trong ngành dệt may

Bên cạnh sự chuyển dịch đơn hàng của của nhà đặt hàng từ Mỹ và châu Âu còn có sự chuyển dịch đầu tư cũng có khả năng xảy ra. Đây là lựa chọn của các nhà đầu tư tại Trung Quốc nhằm thích ứng với các điều kiện nêu trên và Việt Nam là một trong những quốc gia có điều kiện thuận lợi để chuyển dịch đầu tư.

Đó là chia sẻ của ông Lê Quang Hùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (Garmex Saigon, HOSE: GMC) về sự kiện chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có tác động như thế nào lên ngành dệt may Việt Nam.

Lê Quang Hùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn.

Theo ông, cuộc chiến thương mại Mỹ Trung sẽ tác động như thế nào lên sự dịch chuyển đơn hàng từ các nhà mua hàng tại Mỹ và châu Âu trong ngành dệt may?

Ông Lê Quang Hùng: Theo xem xét của tôi thì sự chuyển dịch nguồn cung  từ những nhà đặt hàng may mặc có khách hàng là các thương hiệu lớn đã xuất hiện từ năm 2017 đặc biệt từ Mỹ và châu Âu và nếu không có ảnh hưởng chiến tranh thương mại thì trước đó họ cũng đã điều chỉnh tỷ lệ nguồn cung may mặc tại các thị trường gia công rồi.

Lý do là vì chính sách của Chính phủ Trung Quốc từ thời chủ tịch Tập Cận Bình không chủ trương khuyến khích những ngành thâm dụng lao động, có công nghệ mang lại giá trị thặng dư ít và ảnh hưởng đến môi trường. Cho nên ngành dệt may tại đây không phải là ngành hấp dẫn và thiếu nhân công, thêm vào thu nhập ngày càng tăng khiến cho tiền lương trong ngành này cũng nâng lên cao hơn so với mặt bằng các nước trong khu vực.

Khi chiến tranh thương mại xảy ra thì tác động của nó là làm cho cho những người còn đang chần chừ phải ra quyết định thích ứng nhanh hơn với những yếu tố này, và sự kiện nêu trên tác động trực tiếp đến những nhà sản xuất mạnh mẽ hơn. Vì vậy những nhà sản xuất tại Trung Quốc có khả năng chuyển dịch nhiều hơn còn những nhà mua hàng tại Mỹ và châu Âu, họ đã bắt đầu chuyển dịch đơn đặt hàng từ những năm trước.

Vậy trước sự dịch chuyển đó, doanh nghiệp dệt may Việt có cơ hội và thách thức như thế nào?

Về cơ hội, các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam hiện nay sẽ được hưởng lợi từ việc chuyển dịch đơn hàng từ các nhà mua hàng tại Mỹ và châu Âu vì những yếu tố thay đổi trong xã hội tại thị trường Trung Quốc và sự kiện chiến tranh thương mại nêu trên.

Lãi trước thuế 2018 có thể đạt 90-100 tỷ

Tại GMC, ông Hùng cho biết, trong 15 năm cổ phần hóa, năm 2018 là năm đầu tiên Công ty đã hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm sau 6 tháng thực hiện. Điều đặc biệt năm nay là đơn đặt hàng đã tăng lên rất nhiều và nhà máy gần như chạy hết công suất nên kế hoạch doanh thu năm nay là 1,700 tỷ thì 6 tháng đã đạt hơn 850 tỷ đồng. Và khả năng năm nay doanh thu có thể đạt 1,900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế có thể đạt 90-100 tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu đặt ra cho năm 2018 là 70 tỷ đồng. Khi phân tích yếu tố này thì Công ty nhận thấy việc làm đến từ thị trường xuất khẩu chứ không phải nội địa.

Ngoài ra các khách hàng xuất khẩu của Công ty cũng đã có kế hoạch đặt may với sản lượng tăng thêm 20-30% cho năm 2019. Ngay cả tháng thấp điểm năm sau cũng đã nhận đơn hàng gia công để hoạt động gần như hết công suất. Vì vậy, chỉ riêng đơn vị May Sài Gòn đã cảm nhận rõ cơ hội từ năm ngoái chứ không phải đến khi sự kiện chiến tranh thương mại diễn ra.

Về thách thức dành cho các doanh nghiệp Việt Nam khi sự chuyển dịch này xảy ra là sự cạnh tranh về công nghệ và nhu cầu ổn định lực lượng lao động khi các Công ty nước ngoài tiếp tục bước vào Việt Nam. Trong tương lai gần, ngành may mặc có thể không còn lợi thế lao động giá rẻ nữa và bản chất là ngành thâm dụng lao động nên việc làm sao duy trì được lực lượng lao động ổn định mà vẫn giúp doanh nghiệp có lợi nhuận và thành phẩm bán ra có thể cạnh tranh được về giá cả và chất lượng là bài toán doanh nghiệp cần giải quyết. Nếu tính đến các thị trường khác như Campuchia, Myanma và Bangladesh thì giá nhân công của họ chỉ bằng 25-50% so với thu nhập trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam. Đây là thế lực cạnh tranh rất gay gắt với các Công ty dệt may dù lợi thế của lao động Việt là kỹ năng, thao tác và sự khéo léo. 

Bên cạnh sự chuyển dịch đơn hàng của của nhà đặt hàng từ Mỹ và châu Âu còn có sự chuyển dịch đầu tư cũng có khả năng xảy ra. Đây là lựa chọn của các nhà đầu tư tại Trung Quốc nhằm thích ứng với các điều kiện nêu trên và Việt Nam là một trong những quốc gia có điều kiện thuận lợi để chuyển dịch đầu tư.

Tuy nhiên với ngành may mặc, một quan ngại đáng chú ý đó là việc chuyển giá của các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là vấn đề đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ để tránh gây thất thoát nguồn thu khi Việt Nam đang được hưởng lợi từ cơ hội hiếm có của sự kiện chiến tranh thương mại.

Và một rủi ro lớn hơn là khi tham gia WTO, Việt Nam có quota xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và châu Âu, thì khả năng xuất hiện hiện tượng gian lận thương mại xuất xứ là điều khó tránh khỏi. Các doanh nghiệp tại Trung Quốc có thể xuất khẩu bán thành phẩm cắt may sang Việt Nam để từ đây làm trung gian xuất hàng đi Mỹ nhằm tránh mức thuế mà tổng thống Donald Trump đang áp đặt lên các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Việc này có thể đẩy lượng hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ tăng đột biến gây chú ý dẫn đến một cuộc điều tra về nguồn gốc xuất xứ như đã từng xảy ra đối với ngành thép. Hậu quả là các doanh nghiệp may mặc Việt Nam có thể chịu vạ lây trước các đòn trừng phạt từ phía Mỹ.

Về phía Garmex Saigon (GMC), Công ty đã có những bước chuẩn bị nào để đối phó cũng như tận dụng được những lợi thế trong cuộc chiến này?

GMC cách đây gần 1 nhiệm kỳ, ban lãnh đạo Công ty đã có họp bàn chiến lược và đưa ra chủ trương thay đổi mô hình quản lý nhằm tổ chức lại mô hình sản xuất kiểm soát chi phí và tinh gọn lại bộ máy để bình quân năng suất lao động trực tiếp và gián tiếp đạt mức cao nhất theo tiêu chuẩn 5S của Nhật. Nhờ đó, sau 3 năm thực hiện thì đến năm 2018, những tháng đầu năm Công ty đạt mức sinh lời trên mỗi lao động tương đương 20 USD/người, so với cách đây 5 năm chỉ đạt 12-13 USD/người.

Thứ hai là chiến lược biến đổi sản phẩm, thay vì ngày trước mặt hàng nào cũng gia công thì nay Công ty chuyển qua sản xuất sản phẩm mang hàm lượng kỹ thuật phức tạp. Ví dụ một sản phẩm may thông thường chỉ cần khoảng 100 chi tiết để tạo nên thành phẩm thì Công ty chuyển sang sản xuất những sản phẩm được cấu thành từ 400-500 chi tiết nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng cho từng sản phẩm may mặc của Công ty.

Vì vậy giá nhân công để chi trả cũng phải tương ứng thay vì với một áo sơ mi thông thường là 1-2 USD thì chi phí nhân công cho một áo sơ mi của Công ty là 10-12 USD. Nhưng đổi lại, ít nhất trong vài năm tới thì đây là lợi thế mà quốc gia khác khó có khả năng cạnh tranh.

Ngoài ra để đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất những mặt hàng này cũng đòi hỏi việc đầu tư công nghệ thiết bị rất lớn và đào tạo trình độ sử dụng cho người lao động, nhờ vậy giảm được lực lượng lao động không cần thiết và không tốn mặt bằng nhiều mà vẫn tăng năng suất. Tóm lại lợi thế mà Công ty hướng đến là làm ra những sản phẩm tiêu chuẩn cao đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, dây chuyền công nghệ mới, sử dụng các thiết bị chuyên dùng tự động nhiều để đối phó với các lực lượng lao động giá rẻ từ các thị trường khác.

Song, nhà đầu tư không nên quá hồ hởi với các sự kiện hiện nay, nhất là khi các hiệp định EVFTA và CPTPP được ký kết thì Việt Nam còn những việc phải làm như chứng minh được xuất xứ nguồn gốc sản phẩm từ vải và từ sợi khi xuất khẩu sang các thị trường tham gia các hiệp định này.

Bên cạnh đó, cần làm rõ ai sẽ là người được hưởng lợi, doanh nghiệp Việt Nam hay chỉ đa phần là các doanh nghiệp FDI. Bởi đa số doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chỉ đơn thuần đóng vai trò ở công đoạn cắt may đơn giản chưa tạo được giá trị gia tăng cao và có sức cạnh tranh đáng kể đối với các đối thủ trong khu vực.

Dương Lâm

FILI

Các tin tức khác

>   PNG: Nghị quyết Hội đồng quản trị (01/10/2018)

>   UPH: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018 (01/10/2018)

>   MIE: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018 (01/10/2018)

>   MPC: Nghị quyết HĐQT (01/10/2018)

>   VET: Ngày đăng ký cuối cùng họp Đại hội cổ đông bất thường năm 2018 (01/10/2018)

>   SDH: Ngày đăng ký cuối cùng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (01/10/2018)

>   HAN: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (01/10/2018)

>   TL4: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (01/10/2018)

>   ROSE: Nghị quyết HĐQT về việc bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc (01/10/2018)

>   VLF: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 (01/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật