Thứ Hai, 15/10/2018 14:54

C47 sẽ giải quyết bài toán nợ vay cao “ngất ngưởng” như thế nào?

Với tổng dư nợ vay hơn 1,000 tỷ đồng, CTCP Xây dựng 47 (HOSE: C47) phải đối mặt với thực trạng “lãi vay ăn mòn” lợi nhuận trong nhiều năm liền. Vậy trong phương án tái cấu trúc sắp tới đây, C47 sẽ làm gì để giải quyết bài toán này?

C47 là doanh nghiệp xây lắp trong lĩnh vực thi công các công trình thủy lợi tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam. Năng lực thi công của C47 đã được đánh giá tốt khi hoàn thiện hơn 30 công trình thủy điện lớn nhỏ khác khắp cả nước từ Thanh Hóa - Đồng Nai với giá trị hơn 5,000 tỷ đồng. Một số công trình lớn phải kể đến như Thủy điện Trung Sơn (260 MW) giá trị thi công 3,000 tỷ; thủy điện Thượng Kon Tum (240 MW) giá trị thi công 1,871 tỷ, C47 liên danh với Robbins; dự án thủy lợi Nước Trong giá trị hơn 1,000 tỷ hay kênh Tân Mỹ giá trị 1,824 tỷ đồng…

Hơn nữa, C47 đơn vị duy nhất trong nước tại Việt Nam sở hữu rô bốt TBM Model 390E đào hầm, đường kính 3.9 mét thi công tại thủy điện Đa Nhim, đường kính 4.5 mét thi công tại thủy điện Thượng Kon-tum.

Nhờ đó mà dù chỉ là một đơn vị có vốn 170 tỷ đồng nhưng doanh thu hàng năm đều lên đến trên cả ngàn tỷ đồng. Lợi nhuận gộp cũng khá cao, trên 148 tỷ đồng mỗi năm.

Doanh thu và lãi gộp C47 từ 2014 đến nay (Đvt: Tỷ đồng)

Tuy nhiên, hàng năm, C47 cũng phải gánh chịu khoảng 100 tỷ đồng lãi vay. Do đó là kết quả cuối cùng không còn được bao nhiêu so với doanh thu khủng mà đơn vị này đạt được.

Dư nợ vay và chi phí lãi vay phải trả của C47 từ 2014 đến cuối quý 2/2018 (Đvt: Tỷ đồng)

Tại thời điểm 30/06/2018, C47 có tổng dư nợ vay ngắn và dài hạn hơn 1,060 tỷ đồng, gấp 3.5 lần vốn chủ sở hữu và xấp xỉ 50% tổng tài sản. Trong cơ cấu nợ vay của C47, nợ vay ngắn hạn hiện gần 836 tỷ đồng. Những con số trên thật sự là rủi ro lớn cho C47 trong tương lai, tìm cách thoát khỏi nợ lớn cũng là cơ sở để giúp nguồn lực Công ty tăng trưởng. Vậy C47 sẽ làm gì để giải quyết bài toán khó này?

Đầu tiên cần phải hiểu tại sao C47 lại vay nợ nhiều như vậy? Nhìn vào hoạt động của C47, phần lớn các công trình mà Công ty thực hiện là của chủ đầu tư thuộc Nhà nước nên thường chẫm trễ trong việc nghiệm thu cũng như trả tiền. Đây cũng là lý do là các khoản phải thu khách hàng của C47 luôn duy trì ở mức cao trong những năm gần đây.

Trước khi tái cấu trúc hoạt động theo mô hình tổng thầu, C47 đứng ra thực hiện thi công các công trình và để tài trợ cho vốn lưu động, Công ty buộc sử dụng nguồn vốn vay. Điều này vô hình trung làm cho dư nợ vay của C47 duy trì ở mức “ngất ngưỡng” và chi phí lãi vay hàng năm luôn rất cao, chiếm khoảng 50-60% lãi gộp.

Tái cấu trúc nợ vay như thế nào?

Trong chiến lược kinh doanh sắp tới, đại diện C47 cho biết, Công ty sẽ tập trung nhân sự và đầu tư thiết bị để thi công các công trình đặc thù, từng bước trở thành doanh nghiệp tổng thầu. HĐQT cũng đã áp dụng phương thức quản lý mới, giao khoán đơn giá thi công cho các đơn vị trực thuộc bắt đầu từ quý 2/2018. Việc chuyển bước thành mô hình tổng thầu cũng như áp dụng giao khoán đơn giá thi công giúp C47 cơ bản giải quyết được vấn đề lệ thuộc nhiều vào sử dụng vốn vay để làm dự án như trước đây.

Hơn nữa, các dự án mới sẽ có tiền ứng và C47 hiện không có chủ trương đầu tư thêm thiết bị (trước đây C47 thường mua máy móc thiết bị mới cho mỗi công trình) nên sẽ ưu tiên giảm nợ vay và tăng tính thanh khoản tiền mặt trong hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

Song, phương án quyết liệt nhất được C47 áp dụng để giảm dư nợ vay xuống mức tối đa trong thời gian tới chính là thanh lý các tài sản ngoài ngành. Cụ thể, một số tài sản nằm trong phương án chuyển nhượng (hoặc đã chuyển nhượng) của C47 gồm Khách sạn Hải Âu, Dự án 105 Tây sơn – Khu đô thị An Phước, Dự án Nhà máy Gạch Phước thành, CN TPHCM và mảnh đất liền kề, Mỏ đá Bình Để… Tổng giá trị ước tính các tài sản này theo C47 mang về hơn 430 tỷ đồng, qua đó góp phần đáng kể giảm dư nợ vay.

Giá trị sổ sách của các tài sản đáng lưu ý tính đến 30/06/2018

Bên cạnh đó, C47 cũng cho biết sẽ thực hiện thanh lý các khoản đầu tư tại công ty con, các khoản đầu tư tài chính.

Trong số các công ty con, hiện CTCP Thủy điện Văn Phong cũng đóng góp cho Công ty mẹ C47 khoản nợ 77 tỷ đồng. Theo dự kiến, C47 có thể giảm được 150 tỷ đồng nợ vay nếu chuyển nhượng xong Thủy điện Văn Phong.

Cuối cùng, với chủ trương cấu trúc lại năng lực thi công, C47 cũng đã triển khai việc thanh lý thiết bị từ tháng 4/2018, đến nay đã thực hiện được 2 đợt. Dự kiến từ đây đến cuối năm, C47 thu về gần 45 tỷ đồng từ thanh lý thiết bị.

Với những phương án được đưa ra, đại diện C47 cho biết mục tiêu trong thời gian tới là đưa dư nợ vay về còn khoảng 400 tỷ đồng.

Phương Châu

FILI

Các tin tức khác

>   Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất sẽ ra sản phẩm vào 17/10 (14/10/2018)

>   JVC: Nghị quyết HĐQT về việc sửa đổi tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 lần 2 (12/10/2018)

>   VJC: Biên bản kiểm phiếu và Nghị quyết ĐHĐCĐ về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (12/10/2018)

>   NLG: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua phương án phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu (12/10/2018)

>   HNG: Nghị quyết HĐQT thông qua việc thay đổi diện tích trồng cây ăn trái (12/10/2018)

>   TDC: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua ngày ĐKCC để chốt DSCĐ và thời gian chi trả cổ tức năm 2017 (12/10/2018)

>   NDX: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (12/10/2018)

>   X20: Ngày đăng ký cuối cùng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (12/10/2018)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 05/10/2018 đến 11/10/2018 (12/10/2018)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 11/10/2018 (12/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật