Vì đâu doanh thu tăng nhưng lợi nhuận VNP vẫn sụt giảm mạnh?
Gần đây, CTCP Nhựa Việt Nam (UPCoM: VNP) đã công bố BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2018 với lợi nhuận sau thuế giảm hơn 70% so với cùng kỳ năm 2017, chỉ ở mức 16.2 tỷ đồng.
Nửa đầu năm 2018, VNP đạt doanh thu thuần hơn 114.7 tỷ, tăng hơn 25% so với cùng kỳ 2017. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ vỏn vẹn gần 16.2 tỷ đồng, giảm hơn 70% so với nửa đầu năm 2017.
Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh, thực tế là trong nửa đầu năm 2018, Công ty có nhiều khởi sắc. Bên cạnh cạnh tăng trưởng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết lần lượt là 7.4 tỷ và 21.3 tỷ đồng, tương ứng tăng đến 470% và gần 88% so với cùng kỳ 2017. Mặt khác, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm gần 1/3 chỉ còn hơn 7.5 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế của VNP sụt giảm mạnh là vì không không có khoản thu nhập khác từ việc chuyển nhượng tòa nhà tại Hà Nội gần 85 tỷ đồng như cùng kỳ năm 2017.
Tính đến ngày 30/06/2018, VNP có tổng tài sản hơn 455 tỷ đồng, Công ty đã trích lập dự phòng gần 41 tỷ đồng cho các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi. Vốn chủ sở hữu của Công ty hơn 144.5 tỷ đồng. VNP có vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 114.5 tỷ và dài hạn hơn 39.7 tỷ đồng.
Nửa đầu năm 2018, Công ty cũng đã chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu gần 20.5 tỷ đồng. VNP cũng kiểm soát tốt dòng vốn lưu động của mình trong bán niên 2018.
Theo đó, tại thời điểm ngày 30/06/2018, kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến việc chưa thể đối chiếu, xác nhận đối với khoản nợ phải thu gần 51.4 tỷ đồng của Công ty.
Phía VNP đã có giải trình rằng có một số khách hàng chưa gửi kịp biên bản xác nhận; một số khác không thanh toán tiền hàng đúng tiến độ của hợp đồng mua bán và phía Công ty đã làm thủ tục khởi kiện. Do đó, khi VNP gửi biên bản xác nhận công nợ, những khách hàng này đã không gửi lại bản xác nhận cho Công ty.
Vĩnh Thịnh
Fili
|