Thứ Ba, 04/09/2018 14:00

Thuế quan của ông Trump có thể giúp giải quyết thâm hụt thương mại của Mỹ?

Mỹ đang bị kẹt trong trận chiến đa phương với hầu hết các đối tác thương mại lớn, trong nỗ lực nhằm đạt được những nhượng bộ mà nước này kỳ vọng sẽ giúp chữa khỏi tình trạng "thâm hụt đôi" vốn đã gây ra nhiều vấn đề cho nền kinh tế suốt nhiều thập niên.

Thứ Sáu tuần trước, các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ mới đã chạm một bước ngoặt. Những cuộc đàm phán giữa Mỹ và Canada đã rơi vào bế tắc, và được dự định sẽ tiếp tục vào tuần tới. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rõ rằng ông có kế hoạch đạt được một thỏa thuận mới trong vòng 90 ngày – cho dù có hoặc không có đối tác Canada của Mỹ.

Theo bản tin của Bloomberg thứ Năm tuần trước, có khả năng ngày càng tăng rằng Mỹ sẽ áp thêm một đợt thuế trị giá 200 tỷ USD lên Trung Quốc vào đầu tuần tới.

Tất cả điều đó làm dấy lên câu hỏi về giai đoạn cuối cùng của ông Trump sẽ trông như thế nào, nếu mối đe dọa đơn thuần của cuộc chiến thương mại toàn cầu trở thành hiện thực. Các nhà kinh tế và giới đầu tư đã bày tỏ lo lắng về hậu quả cho nền kinh tế thế giới nếu Mỹ không thể đạt được sự đồng thuận với các nền kinh tế lớn như châu Âu, Canada và đặc biệt là Trung Quốc.

Theo một số chuyên gia kinh tế, nằm ở trung tâm trong suy nghĩ của ông Trump về chiến tranh thương mại là hai giả định chính: nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể thu hẹp thâm hụt phát triển bằng cách thương lượng lại các mối quan hệ thương mại với các đối tác thương mại lớn và thuế quan có thể giúp đạt được những mục tiêu này – bằng cách ít nhất buộc các nước phải ngồi vào bàn thương lượng.

Hồi đầu tháng Tám, ông Trump đã ám chỉ điều đó khi tuyên bố rằng “thực đơn” thuế quan của ông đang "rất có hiệu quả”. Ông đã gây ngạc nhiên khi tuyên bố rằng thuế quan, bằng cách nào đó, có thể giúp Mỹ trả bớt khoản nợ liên bang đang ở mức hơn 21 ngàn tỷ USD.

Theo một số chuyên gia kinh tế, tuyên bố của ông Trump đã đưa trở lại thời kỳ khi nguồn thu thuế chính của chính phủ liên bang bắt nguồn từ thuế quan. Theo nhà sử học kinh tế Brian Domitrovic, hiện trạng này phổ biến cho đến đầu thế kỷ 20, nhưng đã giảm khi nền kinh tế Mỹ phát triển thành nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới.

Lập luận của Tổng thống Mỹ đã nhận được sự khích lệ khiêm tốn từ dữ liệu của Vụ khảo cứu Quốc hội, khi nơi này cho thấy rằng Mỹ đã thu được hơn 1 tỷ USD doanh thu mới từ thuế thép và nhôm.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế như David Wessel, Giám đốc Trung tâm Hutchins về chính sách tài chính và tiền tệ tại Brookings Institution, nghĩ rằng Mỹ sẽ thu đủ tiền để trả nợ là điều "không khả thi" - đặc biệt là khi chi tiêu của chính phủ liên bang không biết sẽ ngừng ở con số nào.

Một vấn đề “được tạo ra ở Mỹ”

Cả hai loại thâm hụt (thương mại và nợ) đang trở nên trầm trọng hơn bởi các lực tác động của dự luật thuế, vốn được xem là giúp kích thích nền kinh tế.

Một mặt, sự kích thích tạo ra nhu cầu nội địa – khiến người tiêu dùng mua nhiều hơn cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nó cũng làm chính phủ mất đi những khoản  tiền, và làm tăng thâm hụt chi tiêu đến mức có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Steve Hanke, một giáo sư kinh tế học ứng dụng tại Đại học Johns Hopkins và là cựu thành viên của nhóm kinh tế Ronald Reagan, đã mô tả vấn đề thâm hụt đối với CNBC là một vấn đề “được tạo ra ở Mỹ”.

Đợt cắt giảm thuế mang dấu ấn của ông Trump được thông qua đầu năm nay, kết hợp với việc Quốc hội phê chuẩn một dự luật chi tiêu khổng lồ, được cho là ​sẽ khiến thâm hụt liên bang vọt lên trên 1 ngàn tỷ USD vào năm tới và sau đó nữa.

"Các chính sách tài khóa hiện tại được nới lỏng với chi tiêu chính phủ nhiều hơn và ít thuế hơn”, giáo sư Hanke giải thích trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Trong khi đó, người tiêu dùng Mỹ dường như vẫn có xu hướng mua hàng ngoại: Thâm hụt thương mại quốc tế đã tăng lên 72.2 tỷ USD trong tháng 7, với kim ngạch nhập khẩu gần gấp đôi lượng hàng xuất khẩu của Mỹ, số liệu của Cục điều tra dân số cho thấy trong tuần này.

"Cho dù có chuyện gì xảy ra, thâm hụt thương mại cũng sẽ trở nên lớn hơn", giáo sư Hanke phát biểu với CNBC, đồng thời nói thêm ông Trump sẽ "trông có vẻ ngớ ngẩn" khi điều đó xảy ra. "Ông ấy đang làm một điều mà sẽ làm tăng thêm nó - ông ấy đã chấp thuận một khoản thâm hụt tài khóa lớn hơn", giáo sư Hanke nói.

Điều khiến cho các vấn đề trở nên phức tạp là cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cả hai bên đều đang củng cố vị trí của nước họ trong bối cảnh thâm hụt thương mại song phương lên đến gần 400 tỷ USD.

Sự hối thúc của ông Trump đối với "thương mại công bằng" nhằm đảm bảo sự thống trị của các sản phẩm của Mỹ, bằng cách sử dụng thuế quan để làm cho hàng hóa nước ngoài đắt hơn. Tuy nhiên, giáo sư Hanke đã giả định rằng người Mỹ sẽ chỉ thay thế chúng bằng những hàng hóa rẻ hơn – khi hầu hết chúng đều được sản xuất ở những “thiên đường” giá rẻ khác.

"Ngay cả khi hàng nhập khẩu của Trung Quốc giảm xuống, thì hàng hóa từ tất cả những nước khác sẽ tăng lên", ông nói. Và nếu ông Trump mong đợi Trung Quốc nhượng bộ, thì ông ấy có thể sớm nhận ra rằng sẽ không có chuyện đó, giáo sư Hanke bổ sung. "Chiến tranh thương mại sẽ trở nên tồi tệ hơn vì Trung Quốc sẽ không để Mỹ tấn công mình", ông nói.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Giữa lúc khủng hoảng tiền tệ, NHTW Thổ Nhĩ Kỳ cam kết can thiệp để kìm hãm lạm phát (04/09/2018)

>   5 đồng tiền đang mất giá nhiều nhất (02/09/2018)

>   Tỉ phú Warren Buffett nói iPhone giá 1.000 USD là quá rẻ (02/09/2018)

>   Đàm phán thương mại Mỹ-Canada sẽ khởi động lại vào tuần tới (01/09/2018)

>   Hồng Kông công bố danh sách 11 nghề đang “khát” nhân lực (31/08/2018)

>   Tiền tệ Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhau lao dốc, thị trường mới nổi lại bấp bênh (31/08/2018)

>   “Nỗi đau” từ thị trường mới nổi lây lan, đồng Rupiah rơi xuống đáy 20 năm (31/08/2018)

>   Đồng Peso lao dốc, NHTW Argentina nâng lãi suất lên 60% (31/08/2018)

>   Donald Trump từ chối đề xuất loại bỏ hàng rào thuế quan xe hơi của EU (31/08/2018)

>   Donald Trump định áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc ngay trong tuần tới? (31/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật