Thứ Sáu, 28/09/2018 15:46

Nửa đầu 2018, VinaWind báo lãi sau thuế giảm hơn 13%

Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2018, nửa đầu năm 2018, CTCP Điện cơ Thống Nhất (VinaWind) ghi lãi sau thuế giảm hơn 13.4% so với cùng kỳ chủ yếu do chi phí tăng mạnh trong kỳ.

Nửa đầu năm 2018, VinaWind thu về hơn 671.5 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm hơn 7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm so với cùng kỳ giúp lợi nhuận gộp của Công ty vẫn tăng 10% so với cùng kỳ, đạt gần 139 tỷ đồng.

Trong kỳ, chi phí là có lẽ là vấn đề đau đầu đối với VinaWind khi tất cả đồng loạt tăng. Cụ thể, chi phí tài chính của Công ty tăng gấp đôi từ 2.3 tỷ đồng lên trên 4.6 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng 30% so với cùng kỳ, lần lượt ở mức 36 tỷ đồng và 30.5 tỷ đồng.

Theo đó, 6 tháng đầu năm, VinaWind đánh ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm hơn 13.4% so với cùng kỳ.

Tại thời điểm cuối quý 2/2018, tổng tài sản của Công ty đạt hơn 536 tỷ đồng, tăng nhẹ 2.5% so với đầu năm. Trong đó, nợ phải trả chiếm 331.3 tỷ đồng, toàn bộ là nợ ngắn hạn.

Về mặt tài sản, trong nửa đầu năm 2018, Công ty ghi nhận hàng tồn kho giảm hơn 80 tỷ so với đầu năm xuống còn gần 301 tỷ đồng. Một điểm đáng chú ý là Công ty ghi nhận mới khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh với giá trị 70 tỷ đồng do mua cổ phần của CTCP Bia và Nước giải khát Việt Hà với mục đích nắm giữ chờ bán.

Tại báo cáo soát xét bán niên 2018, đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo của Công ty.

Theo đó, về việc Công ty đã trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm theo tỷ lệ 5% doanh thu cho các sản phẩm đã bán và tỷ lệ thời gian bảo hành còn lại trên tổng thời gian bảo hành 12 và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ với số tiền gần 30 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán không thể thực hiện các thủ tục soát xét cần thiết nhằm thu nhập đầy đủ các bằng chứng thích hợp về việc xác định tỷ lệ dự phòng bảo hành sản phẩm đã được sử dụng theo đó không thể xác định số dự phòng bảo hành sản phẩm đã được ghi nhận nêu trên có phù hợp hay không. Theo đó, đơn vị kiểm toán không thể đưa ra ý kiến liệu có cần thiết phải điều chỉnh số liệu này không.

Ngoài ra, đơn vị kiểm toán cũng đưa ra ý kiến ngoại trừ về việc Công ty đã trích lập dự phòng trợ cấp thôi việc cho thời gian làm việc của người lao động đến trước năm 2009 theo quy định của Luật Lao động và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ với số tiền là 18 tỷ đồng. Công ty đã không thực hiện hồi tố chi phí dự phòng trợ cấp thôi việc theo như quy định của Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán do chưa thể xác định được ảnh hưởng của số liệu này đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của các kỳ trước. Đơn vị kiểm toán không thể thực hiện được các thủ tục soát xét cần thiết nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp về việc xác định số dự phòng trợ cấp thôi việc cần thiết phải điều chỉnh hồi tố nêu trên.

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   FUCVREIT: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 19/09/2018 đến 25/09/2018 (28/09/2018)

>   SMC: Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm đạt 212 tỷ đồng (28/09/2018)

>   PXI: Thông báo ký kết hợp đồng với công ty kiểm toán BCTC năm 2018 (28/09/2018)

>   LCM: Điều lệ tổ chức và hoạt động (28/09/2018)

>   HLG: Nghị quyết HĐQT về việc chọn ngày chốt DSCĐ để tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2018 (28/09/2018)

>   DGC: Nghị quyết Hội đồng quản trị (28/09/2018)

>   PMP: CBTT Chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội cổ đông bât thường 2018 (28/09/2018)

>   ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 lần 1 của JVC bất thành (28/09/2018)

>   FLC thông qua cho Bamboo Airways thuê 3 tàu bay (28/09/2018)

>   NLG: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 19 (28/09/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật