Thứ Bảy, 15/09/2018 09:05

Ngân hàng tăng cường các biện pháp phòng chống cướp

Trước hàng loạt vụ cướp tấn công ngân hàng xảy ra trong thời gian gần đây, các ngân hàng tăng cường nhiều giải pháp phòng chống tội phạm.

Bảo vệ ngân hàng nhiều nơi kiêm cả trông giữ xe - Ảnh: Ngọc Thắng

Sau khi xảy ra vụ cướp tấn công vào ngân hàng (NH) trên địa bàn TP.Vĩnh Long cuối năm 2017, vào tháng 5.2018, Công an P.1, TP.Vĩnh Long ra mắt mô hình phòng chống cướp NH. Mô hình này huy động các lực lượng gồm cảnh sát khu vực, cảnh sát bảo vệ, vệ sĩ, bảo vệ bán chuyên trách tại các NH; trang bị camera giám sát quanh các cổng ra vào của các NH, camera giám sát này được truyền về trung tâm giám sát tại Công an P.1; trang bị hệ thống báo động khẩn đặt tại các NH kết nối số điện thoại Công an P.1 và cảnh sát trật tự cơ động, đồng thời trang bị thêm công cụ hỗ trợ để có khả năng phòng vệ và ngăn chặn các vụ cướp.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty luật Basico, cho rằng các biện pháp phòng chống tội phạm trong lĩnh vực NH, đặc biệt là cướp đã được các NH triển khai từ nhiều năm nay. Chẳng hạn, NH lắp đặt camera, chuông báo động kết nối với công an, bảo vệ vòng trong và vòng ngoài NH, thuê đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp, NH thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng đối với lực lượng bảo vệ… Thế nhưng thực tế khi xảy ra cướp thì việc xử lý như thế nào là điều quan trọng nhất. Việc bấm chuông thông báo cho cơ quan công an hỗ trợ ngay lập tức cũng cần hết sức thận trọng, cũng như đội ngũ bảo vệ phản ứng ra sao để kẻ cướp không manh động. Theo ông Đức, quy định hiện nay một số điểm giao dịch không được tồn quỹ nhiều mà phải chuyển về kho an toàn hơn, điều này không những tránh trộm cướp mà cả chuyện biển thủ tiền bạc của cán bộ nhà băng. Trong bối cảnh cướp xảy ra liên tục gần đây, các NH chỉ có thể tăng cường bảo vệ, chứ khó có thể ngăn chặn cướp vì phụ thuộc vào nhiều thứ, đặc biệt là trật tự an ninh xã hội. Đội ngũ bảo vệ cần được tập huấn kỹ năng, sức khỏe, xử lý và nhạy bén trong phát hiện tội phạm cũng như cách xử lý. Tuy nhiên không nên khuyến khích họ chống cướp có vũ khí dễ dẫn đến thiệt hại về người.

TS Bùi Quang Tín, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, cho rằng khi tội phạm có kế hoạch tấn công thì khó có thể phòng chống được. Cướp là tội phạm hình sự nên hành vi này cần xử lý nghiêm và nặng để mang tính răn đe. Hơn nữa, một trong những cách phòng chống là tập trung tuyên truyền đúng đối tượng. NH hiện nay phát triển mạnh về mạng lưới, phủ sóng đến nhiều tỉnh thành, vì vậy những điểm giao dịch NH hẻo lánh, vắng người hay phức tạp… cần phải trang bị đội ngũ cán bộ kinh nghiệm hơn, trang bị công cụ hỗ trợ hiệu quả hơn, đồng thời NH phải kết nối với lực lượng công an trong phòng chống tội phạm. Ông Tín đề xuất, lực lượng bảo vệ NH hiện đang bị hạn chế về công cụ hỗ trợ, nhưng NH có thể sử dụng yếu tố bất ngờ là khi cướp tấn công, nhân viên NH có thể bấm nút xả khói hay nước mạnh để tội phạm bất ngờ và không phản ứng kịp. Lúc đó, nhân viên NH có thể xử lý được tình huống.

T.Xuân

THANH NIÊN

Các tin tức khác

>   Ngân hàng không được để lộ thông tin khách hàng (14/09/2018)

>   Fitch: Hệ thống ngân hàng Việt cần 20 tỷ USD để đáp ứng Basel II (14/09/2018)

>   Chủ thẻ Sacombank UnionPay được ưu đãi lớn khi du lịch và chi tiêu mua sắm (14/09/2018)

>   Cập nhật chuyển đổi thuê bao di động 11 số tại Sacombank (14/09/2018)

>   Vụ cướp ngân hàng tại Tiền Giang: VietinBank thông tin về số tiền bị cướp (14/09/2018)

>   Lãi suất và tỷ giá giảm mạnh trên liên ngân hàng (14/09/2018)

>   Ngân hàng phải giữ bí mật thông tin của khách hàng (14/09/2018)

>   Vụ mất 245 tỉ đồng ở Eximbank: Chuẩn bị xét xử (14/09/2018)

>   USD tiếp tục giảm giá (13/09/2018)

>   NÓNG: Đang truy bắt tên cướp ngân hàng ở Tiền Giang (13/09/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật