Thứ Tư, 26/09/2018 21:10

CEO Hải Phát Invest lý giải việc thế chấp dự án tại ngân hàng

"Việc thế chấp các dự án trên của Hải Phát là đảm bảo cho chính các dự án cụ thể, không có mục đích gì khác và thực hiện theo quy định của pháp luật. Vì thế, hiện việc tiêu thụ bán hàng từ các dự án này của Hải Phát đang rất tốt".

Đó là khẳng định của ông Đoàn Hòa Thuận - Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư chiều ngày 26/09 tại TPHCM.

Tổng giám đốc Đoàn Hòa Thuận.

Theo Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, đến ngày 23/08 có 92 dự án tại Hà Nội được chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng và tổ chức tín dụng bằng quyền sử dụng đất, thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai thuộc các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội. Trong danh sách này có Hải Phát Group (HOSE: HPX) khi thế chấp quyền sử dụng đất 59 căn nhà ở thấp tầng và công trình hỗn hợp cao tầng tại dự án Hải Phát Plaza, tài sản với quyền sử dụng đất dự án tại Phú Lãm, dự án tại đoạn Cầu Chui - Cầu Đông Trù, Long Biên.

Nói về vấn đề này, ông Đoàn Hòa Thuận – Tổng giám đốc Hải Phát cho biết, theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản, các dự án khi triển khai bán cho khách hàng thì phải có việc bảo lãnh cho người mua.

Theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD), khi cho các chủ đầu tư bất động sản vay thì các khoản vay đó phải có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo có thể chính từ dự án đó hoặc tài sản khác của chủ đầu tư. Trên thực tế, trong quá trình thẩm định các dự án, các ngân hàng sẽ thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư, kinh nghiệm triển khai dự án, tính hiệu quả. Và trên cơ sở hướng dẫn quy định của pháp luật, các TCTD sẽ tiến hành thẩm định và phân tích rõ về khả năng thực hiện triển khai dự án, tính hiệu quả của dự án và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

"Hải Phát thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật. Khi tiến hành triển khai đầu tư các dự án, Hải Phát thực hiện vay vốn của các TCTD và có thế chấp tài sản tại các TCTD chính là đất và tài sản trên đất gắn với các dự án đó. Trong suốt 15 năm vừa qua triển khai các dự án, Hải Phát vẫn được các TCTD xếp hạng là uy tín. Không phải ngẫu nhiên Hải Phát có sự kết hợp cùng với BIDV, Vietcombank, Vietinbank, MBB…" - ông Thuận phân tích.

Còn khi triển khai cho vay cũng như cấp bảo lãnh tín dụng cho người mua, TCTD một lần nữa tiến hành thẩm định rất khắt khe thông qua nhiều bước khác nhau nhằm đảm bảo rằng các TCTD trước đó cũng thực hiện đúng quy định pháp luật. Đồng thời trong quá trình triển khai cho vay, các ngân hàng cũng thống nhất với chủ đầu tư và mong muốn của TCTD khi tài trợ là được quản lý dòng tiền. Việc này nhằm đảm bảo cho việc sử dụng vốn vào dự án đúng mục đích, đảm bảo nguyên tắc tiền của dự án nào đi theo dự án đó, vừa quản lý tốt dòng tiền cho khách hàng, đồng thời đảm bảo dòng tiền trả nợ.

Các dự án Hải Phát đang triển khai hiện đang thực hiện theo đúng quy trình đó. Khi các TCTD ra quyết định cuối cùng, trên cơ sở thẩm định về chủ đầu tư, hiệu quả dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật, các ngân hàng đã cấp cho Hải Phát những hạn mức tín dụng tốt cũng như những khoản vay trung và dài hạn để thực hiện các dự án. Đến thời điểm hiện tại, Hải Phát nhận được sự đồng thuận tốt của ngân hàng trong việc nhận thế chấp tài sản, giải chấp trước khi thực hiện bán hàng cho khách hàng.

Ngoài ra, khi thực hiện bán hàng, chủ đầu tư phải có được sự chấp thuận của TCTD, đảm bảo việc triển khai các dự án đúng thủ tục pháp luật, đồng thời không có gì mập mờ trong thủ tục vay, thế chấp, giải chấp với ngân hàng.

Khi ngân hàng nhận thế chấp từ đất và tài sản trên đất đó, ngân hàng đã giúp cho các khách hàng kiểm soát tốt dòng tiền của dự án, đảm bảo nguồn thu, đúng tiến độ dự án cam kết.

“Với khách hàng, điều quan trọng nhất cần nắm rõ là tài sản và dự án đó có bị thế chấp hay không, nếu thế chấp thì mục đích chính gì? Trên thực tế khi bán sản phẩm ra thị trường, Hải Phát nhận được rất nhiều ý kiến rất tốt của khách hàng về thủ tục pháp lý, tính minh bạch trong việc vay và trả nợ vay của chủ đầu tư, tài sản khi thế chấp được giải chấp trước khi sản phẩm tới tay khách hàng" - ông Thuận phân tích.

Ông cũng khẳng định, việc thế chấp các dự án trên của Hải Phát là đảm bảo cho chính các dự án cụ thể, không có mục đích gì khác và thực hiện theo quy định của pháp luật. Vì thế, hiện việc tiêu thụ bán hàng từ các dự án này của Hải Phát đang khá tốt.

Minh An

Fili

Các tin tức khác

>   NDT: Nghị quyết Hội đồng quản trị (26/09/2018)

>   VIB: Công bố thông tin về việc nhận được văn bản chấp thuận thay đổi địa điểm Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (26/09/2018)

>   VET: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2018 (26/09/2018)

>   SLC: Quyết định HĐQT về việc thành lập chi nhánh (26/09/2018)

>   SSG: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018 (26/09/2018)

>   TBD: Thông báo ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức năm 2017 bằng tiền (26/09/2018)

>   SWC: Nghị quyết HĐQT (26/09/2018)

>   MQN: Nghị quyết HĐQT (26/09/2018)

>   VNG: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần 18 (26/09/2018)

>   Sau "trát" của Tòa, OGC bất ngờ điều chỉnh giảm sốc kế hoạch 2018 (27/09/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật