Thứ Tư, 15/08/2018 09:33

PVR: Kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với BCTC giữa niên độ 2018

Kiểm toán đã đưa ra ý kiến từ chối đối với báo cáo tài chính bán niên 2018 của CTCP Kinh doanh Dịch vụ Cao cấp Dầu khí Việt Nam (UPCoM: PVR) vì nhiều vấn đề.

* PVR nói gì về ý kiến từ chối của kiểm toán viên?

Đầu tiên, Công ty chưa phát hành hóa đơn giá trị gia tăng để hạch toán và kê khai thuế GTGT đầu ra và kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo các quy định về thuế hiện hành đối với khoản tiền nhận đặt cọc với khách hàng cho Dự án Văn Phú. Số tiền nhận đặt cọc là 20.6 tỷ đồng.

Tiếp đó, Công ty chưa thực hiện xem xét trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào CTCP Đầu tư Phát triển Bình An với giá trị là 205 tỷ đồng. Bên cạnh đó, kiểm toán viên không thể đưa ra được tính đúng đắn của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Bình An ngày 30/06/2011 giữa CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH) và PVR cũng như không thể xác định được liệu các cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông của Công ty Bình An đã góp đủ vốn chưa.

Tại thời điểm 30/06/2018, PVR cũng chưa thể đánh giá một các chính xác hiệu quả đầu tư của Dự án CT10-11 Văn Phú do các thông số tính toán theo thị trường tại thời điểm hiện tại chưa đầy đủ và có thể còn biến động. Theo đó, Công ty chưa xác định và trích lập bất cứ khoản dự phòng giảm giá hàng tồn khi nào đối với chi phí dở dang của Dự án này gần 692 tỷ đồng.

Mặt khác, các khoản đầu tư tài chính, công nợ phải thu và công nợ phải trả của Công ty tại ngày 30/06/2018 chưa được đối chiếu, xác nhận đầy đủ. Đơn vị kiểm toán cũng không thu thập được đầy đủ bằng chứng về việc liệu có cần thiết phải trích lập dự phòng với các khoản mục này hay không.

Cùng với đó, Công ty đang đầu tư vào CTCP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVCI) và CTCP Khách sạn Dầu khí Lam Kinh với giá trị lần lượt là 21.35 tỷ đồng và 5 tỷ đồng. Song, Công ty cũng chưa thu thập được BCTC tại thời điểm cuối quý 2/2018 của các đơn vị này làm cơ sở trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính mà Công ty đang trích lập trên BCTC tại ngày 31/12/2016 và 31/12/2017.

Với những luận điểm này, đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính của PVR.

Trước những ý kiến này, PVR đã có giải trình như sau.

Đối với khoản giá trị nhận đặt cọc 20.6 tỷ đồng, PVR đã có công văn gửi Cục thuế TP. Hà Nội và việc đề nghị hướng dẫn phát hành hóa đơn GTGT để Công ty thực hiện nghĩa vụ thuế trong trường hợp thiếu các thông tin về người mua. Tuy nhiên, đến thời điểm phát hành Báo cáo này Cục thuế TP. Hà Nội chưa có hướng dẫn cụ thể và đang đề nghị Công ty làm rõ, cung cấp thêm một số thông tin để có căn cứ trả lời. Công ty cho biết sẽ sớm khắc phục vấn đề này trong thời gian tới, khi có văn bản hướng dẫn cụ thể của Cục thuế TP. Hà Nội.

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2017 và bán niên 2018, PVR chưa thu thập được báo cáo tài chính của CTCP Đầu tư Phát triển Bình An, đơn vị đã gửi văn bản và liên lạc trực tiếp với Công ty Bình An đề nghị cung cấp bộ BCTC làm cơ sở cho việc trích lập dự phòng nhưng phía Công ty Bình An không cung cấp cho PVR. Vì vậy, PVR không có cơ sở để trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này.

Về phần hàng tồn kho, trong BCTC tại ngày 30/06/2018, Công ty chưa thể đánh giá một cách chính xác hiệu quả đầu tư của dự án CT10-11 Văn Phú do các thông số tính toán theo thị trường tại thời điểm hiện tại chưa đầy đủ và có thể còn biến động. Vì vậy, Công ty không có căn cứ để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Về các khoản đầu tư tài chính, công nợ phải thu và công nợ phải trả, Công ty sẽ cố gắng hoàn thiện đầy đủ và cung cấp cho kiểm toán viên, đồng thời Công ty sẽ ghi nhận các khoản công nợ phải thu, phải trả và các khoản đầu tư tài chính chưa có đối chiếu là đúng.

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính 30/06/2018, do thời gian lập báo cáo sớm và không liên lạc được với CTCP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Việt Nam để đề nghị cung cấp bộ BCTC. Vì vậy, PVR căn cứ theo số liệu BCTC tại thời điểm 31/12/2016 và 31/12/2017 để trích lập dự phòng các khoản đầu tư CTCP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Việt Nam và CTCP Khách sạn Dầu khí Lam Kinh.

Tính đến hết quý 2/2018, tổng tài sản của PVR đang ở mức 980.5 tỷ đồng. Trong kỳ, Công ty tiếp tục lỗ thêm gần 4 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên trên 69.6 tỷ đồng.

Tài liệu đính kèm:
1.PVR_2018.8.14_57ba704_18951bn_20180813_1.PDF

Yến Chi

FILI

Các tin tức khác

>   VPG: BCTC 6 tháng đầu năm 2018 (14/08/2018)

>   TTS: Báo cáo tài chính bán niên năm 2018 (14/08/2018)

>   NCT: Nghị quyết HĐQT về việc chi trả tạm ứng cổ tức lần 1 năm 2018 (14/08/2018)

>   RDP: Quyết định của HĐQT về tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Hà Nội (14/08/2018)

>   TGG: Nghị quyết HĐQT về việc tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2018 (14/08/2018)

>   FLC: Nghị quyết HĐQT về việc chấp thuận đề nghị thôi giữ chức vụ Phó TGĐ Công ty (14/08/2018)

>   VDP: BCTC 6 tháng đầu năm 2018 (14/08/2018)

>   TYA: Giải trình số liệu BCTC bán niên 2018 (14/08/2018)

>   SZE: Báo cáo tài chính bán niên năm 2018 (14/08/2018)

>   VCM: Báo cáo tài chính bán niên năm 2018 (14/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật