Thứ Ba, 28/08/2018 17:04

Lo sợ các động thái khó lường từ Donald Trump, các quốc gia mới nổi đô xô mua vàng

Các quốc gia mới nổi ở châu Á đổ xô mua vàng để làm giảm độ phụ thuộc vào đồng USD.

Các quốc gia này muốn phòng hộ trước các rủi ro có liên quan tới khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng đường lối ngoại giao cứng rắn hơn trước các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ vào tháng 11/2018.

Vàng là một “loại tiền tệ không quốc tịch” có thể chuyển sang đơn vị tiền tệ của bất kỳ quốc gia nào và là một tài sản thanh khoản cao.

Nhiều quốc gia đang bán đồng USD và chuyển sang mua vàng để giảm bớt tác động từ các động thái khó lường của Donald Trump.

Ở châu Á, các quốc gia Đông Nam Á và Trung Á tăng mạnh tỷ trọng nắm giữ vàng. Tính tới cuối tháng 6/2018, Philippines có tới 196.4 tấn vàng, tăng 20% so với thời điểm năm 2010. Về phía Indonesia, tổng lượng vàng nắm giữ tăng 10% lên 80.6 tấn trong cùng kỳ.  

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997, nhiều quốc gia châu Á đang dần nỗ lực giảm bớt tỷ trọng tài sản bằng USD. Và vàng là một trong những lựa chọn của những nước này.

Itsuo Toshima, Chuyên gia phân tích thị trường, đề cập tới những nỗi lo ngại về các hậu quả tiềm ẩn từ các đợt cắt giảm thuế của ông Trump. “Hiện tại, nền kinh tế Mỹ vẫn hoạt động tốt vì những hiệu ứng tích cực của các đợt cắt giảm thuế, nhưng sẽ đến lúc Mỹ đối mặt với những hậu quả của biện pháp này”, ông Toshima dự đoán. “Chính phủ Mỹ có thể bị buộc phải gia tăng phát hành nợ vì tình hình tài chính ngày càng xấu đi, và điều này sẽ làm dấy lên những lo ngại về đà tăng lãi suất và rủi ro suy giảm niềm tin vào đồng USD”.

Các chính quyền và thị trường trên khắp thế giới đang thấp thỏm lo sợ về các chính sách bảo hộ thương mại của ông Trump – một điều có thể làm giảm giá đồng USD. Ông Toshima dự báo các quốc gia mới nổi châu Á sẽ tiếp tục mua vàng trong vài tháng tới.

Các quốc gia có mối quan hệ căng thẳng với chính quyền Trump cũng đang gia tăng mua vàng.

Ở Iran, lượng mua vàng của người tiêu dùng đang tăng vọt. Trong 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu bán vàng thỏi và vàng xu ở quốc gia này tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, lên mức 24.5 tấn, theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC).

Cực kỳ phổ biến đối với người tiêu dùng Iran là vàng xu do Chính phủ phát hành. Vì những đồng xu này được miễn thuế giá trị gia tắng nên chúng được bán với giá thấp hơn trên thị trường.

Đồng tiền vàng của Chính phủ là nguồn thu nhập trực tiếp và quý giá cho Chính phủ. Thỉnh thoảng lại có một dòng người xếp hàng trước một ngân hàng Iran để mua những đồng tiền vàng do Chính phủ phát hành.

Trong tháng 5/2018, ông Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran – một thỏa thuận được ký kết trong năm 2015, và vào ngày 07/08/2018, Mỹ cũng áp lệnh trừng phạt lên Iran.

Ngoài ra, chính quyền Donald Trump cũng sẽ khôi phục lại một loạt các lênh trừng phạt nghiêm ngặt hơn lên dầu và các giao dịch với NHTW Iran.

Người dân Iran có lẽ đang cố gắng bảo vệ tài sản của mình bằng cách hủy bỏ các tài khoản ngân hàng bằng đồng USD của mình và chuyển sang mua vàng, vì các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ hạn chế Iran giao dịch với các ngân hàng Mỹ, Takashi Hayashida, nhà sáng lập và CEO của Elements Capital, cho hay.

Tại Nga – đất nước cũng hứng chịu lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ, NHTW nước này đang gia tăng nắm giữ vàng. Tính tới cuối tháng 6/2018, NHTW Nga đang nắm giữ 1,944 tấn vàng trong hầm, tăng 105 tấn (tương ứng với 6%) so với cuối năm 2017. Nhờ đó, NHTW Nga nắm giữ vị trí thứ 5 trong top các NHTW nắm giữ nhiều vàng nhất trên thế giới.

Giá vàng trên thị trường quốc tế đã lao dốc trong 6 tháng đầu năm nay vì đà tăng của đồng USD, giảm từ mức hơn 1,350 USD/oz (đầu năm 2018) xuống còn 1,250 USD/oz tại cuối tháng 6/2018.

Những nhà đầu cơ đang bán ra các hợp đồng tương lai vàng trên thị trường, qua đó khiến giá vàng sụt giảm và tạo cơ hội cho NHTW Nga mua thêm vàng.

Moscow rõ ràng là đang muốn bảo vệ mình trước các tác động kinh tế từ mối quan hệ căng thẳng với Washingtin bằng cách bán ra trái phiếu Chính phủ mỹ và gia tăng tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối.

Một số quốc gia – vốn bị mắc kẹt trong cuộc chiến ngoại giao với Mỹ – đang nỗ lực trong tuyệt vọng để cứu nền kinh tế thoát khỏi một cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách bán ra vàng ở cả khu vực công và tư.

Vì vàng là một tài sản có thanh khoản cao, có nghĩa là nó có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, nên đôi khi đây được xem như là một máy ATM, theo ông Toshima.

Các quốc gia trong danh sách được Mỹ nhắm tới thường xem vàng là một cách thuận tiện để chống chọi với những bất ổn kinh tế xuất phát từ mối quan hệ với Mỹ.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ - đất nước đang đối mặt với khả năng khủng hoảng tiền tệ toàn diện, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã kêu gọi người dân bán vàng để hỗ trợ cho đồng nội tệ của nước nhà.

Mãi cho đến gần đây, ông Erdogan mới kêu gọi người dân Thổ Nhĩ Kỳ mua vàng trở lại vì đây là tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt và được sử dụng để hỗ trợ đồng Lira.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang khai thác nguồn tiết kiệm vàng khẩn cấp của quốc gia để vượt qua cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Ngoài ra, Venezuela cũng đang bán vàng để hỗ trợ cho tình hình kinh tế của quốc gia – vốn đang bị tổn thương vì lệnh trừng phạt từ phía Mỹ.

Nguồn dự trữ vàng của NHTW Venezuela đã lao dốc 20% trong năm vừa qua, xuống mức 150 tấn.

Khi thu nhập bằng ngoại hối lao dốc vì doanh số bán dầu thô suy giảm – vốn là nguồn thu ngoại tệ chính của nước này, Venezuela đang ngày càng phụ thuộc vào việc bán vàng để kiếm nguồn thu cho Chính phủ.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

FiLi

Các tin tức khác

>   Giá vàng miếng tăng, USD giảm (28/08/2018)

>   Vàng thế giới nới rộng đà tăng khi đồng USD suy yếu (28/08/2018)

>   Giá vàng SJC tăng giảm nhiều chiều (27/08/2018)

>   Vàng thế giới có tuần tăng đầu tiên trong 7 tuần (25/08/2018)

>   Vàng thế giới lại rớt mốc 1,200 USD/oz khi đồng USD khởi sắc (24/08/2018)

>   Vàng thế giới phá vỡ mốc 1,200 USD/oz khi đồng USD suy yếu (23/08/2018)

>   Giá vàng trong nước giảm, ngược chiều thế giới (22/08/2018)

>   Vàng thế giới về lại mốc 1,200 USD/oz, cao nhất trong 1 tuần (22/08/2018)

>   Vì sao giới đầu tư quốc tế "hờ hững" với vàng? (21/08/2018)

>   Tăng mạnh, vàng Rồng Thăng Long lên ngưỡng 34,93 triệu đồng mỗi lượng (21/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật