Thứ Hai, 27/08/2018 13:06

Giá cao su giảm có “vẽ hoa” cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su?

Thị trường sản phẩm sản xuất cao su trong 6 tháng đầu năm tiếp tục sôi động, tổng giá trị nhập khẩu đạt khoảng 389 triệu USD và xuất khẩu đạt hơn 338 triệu USD. Giá cao su thế giới trong một năm qua có xu hướng giảm liên tục. Những tưởng đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ cao su tạo đà bứt phá trong kết quả kinh doanh. Song, nhìn lại chặng đường trong 6 tháng qua, có 3/4 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su niêm yết báo giảm lãi mạnh so với cùng kỳ.

Nhập siêu hơn 34 triệu USD sản phẩm từ cao su trong 6 tháng đầu năm

Theo số liệu sơ bộ được tổng hợp từ Tổng cục hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2018, ước tính Việt Nam nhập khẩu khoảng 389 triệu USD sản phẩm từ cao su. Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là ba thị trường nhập khẩu sản phẩm từ cao su chủ yếu của Việt Nam với giá trị nhập khẩu lần lượt đạt 125 triệu USD, 72 triệu USD và 56 triệu USD, chiếm hơn 65% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này. Tổng giá trị nhập khẩu duy trì trên 50 triệu USD mỗi tháng.

Tổng giá trị xuất khẩu của nhóm hàng sản phẩm từ cao su đạt hơn 338 triệu USD trong 2 quý đầu năm. Trong đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc là ba thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chỉ riêng ba thị trường này đã chiếm hơn 56% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Với đà tăng cao hơn của nhập khẩu, cán cân thương mại của nhóm hàng này đang ở trạng thái thâm hụt (nhập siêu hơn 34 triệu USD) trong 6 tháng đầu năm.

Biến động giá cao su thế giới trong 1 năm qua. Đvt: JPY/kg
Nguồn: tradingeconomics

Giá cao su thế giới trong một năm qua có xu hướng giảm liên tục. Những tưởng đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ cao su tạo đà bứt phá trong kết quả kinh doanh. Song, nhìn lại chặng đường trong 6 tháng qua, có 3/4 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su niêm yết báo giảm lãi mạnh so với cùng kỳ, bao gồm CSM, SRC, và DRC. Duy chỉ có BRC có lợi nhuận tăng trưởng nhẹ.

Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su niêm yết làm ăn ra sao?

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su niêm yết 6 tháng đầu năm. Đvt: Tỷ đồng

Theo Báo cáo soát xét giữa niên độ của CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam (HOSE: CSM), doanh thu lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1,777 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ do xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, lãi ròng giảm mạnh đến 79%, chỉ đạt 9.9 tỷ đồng.

CTCP Cao su Sao Vàng (HOSE: SRC) cũng báo giảm lãi hơn 51%, chỉ đạt 12 tỷ đồng mặc dù doanh thu tăng nhẹ 2% với đạt 460 tỷ đồng. Tương tự, lợi nhuận của CTCP Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC) trong 6 tháng đầu năm cũng giảm 29% so với cùng kỳ năm 2017, chỉ đạt 75 tỷ đồng; doanh thu thuần giảm 6%, lùi về 1,661 tỷ đồng.

Ngược lại với 3 doanh nghiệp trên, CTCP Cao su Bến Thành (HOSE: BRC) có lợi nhuận tăng 7.4% so với cùng kỳ, đạt 8.2 tỷ đồng mặc dù doanh thu giảm 9%. Tuy nhiên, so với đà giảm chung thì mức tăng này không đáng kể.

Khó khăn đến từ đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su niêm yết biến động cùng chiều với đà giảm giá của thị trường cao su thế giới.

Thứ nhất, sản phẩm chính của CSM, SRC và DRC là săm lốp xe, đặc biệt là lốp radial. Trong khi đó, sản phẩm chính của BRC là băng tải cao su lõi thép, băng tải cao su lõi vải, dây Courroie và cao su kỹ thuật các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.

Sự dịch chuyển từ lốp Bias sang lốp Radial theo chủ trương của Nhà nước về lắp ráp xe ô tô (tiêu chuẩn Euro 2 sang Euro 4) làm cho phân khúc lắp ráp sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các doanh nghiệp chưa sản xuất được lốp radial để cung ứng cho lắp ráp và thị trường thay thế. Điều này làm cho các doanh nghiệp giảm hiệu suất kinh doanh và mất đi lợi thế ban đầu.

Thứ hai, các doanh nghiệp nội địa đang chịu sức ép cạnh tranh về giá bán và sự phân chia về chiếc bánh thị phần. Hàng loạt các sản phẩm truyền thống (săm lốp xe đạp, xe máy) có xuất xứ từ Thái Lan, Malaysia ngày càng xâm nhập nhiều hơn vào thị trường Việt Nam. Thêm vào đó, trên thị trường xuất khẩu, lốp ô tô có xuất xứ Trung Quốc vẫn có giá trị thấp tại nhiều nước mà các doanh nghiệp nội địa đang xuất khẩu, tạo áp lực cạnh tranh rất lớn về giá bán.

Ngoài ra, tình trạng gian lận thương mại nói chung và mặt hàng săm lốp ô tô nói riêng, đặc biệt là săm lốp ô tô Trung Quốc vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, hiện là khó khăn lớn nhất cho công tác tiêu thụ lốp Radial.

Thứ ba, mặc dù giá cao su thế giới giảm nhưng trong giải trình của các doanh nghiệp đều báo giá nguyên liệu đầu vào tăng, trong khi giá bán không thể tăng được tương ứng với mức tăng của giá thành do cạnh tranh gay gắt của sản phẩm cùng loại trên thị trường, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm sút.

Ngoài cao su, yếu tố sản xuất xuất đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su còn có than đen. Sự khan hiếm của thị trường than đen, hóa chất phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất săm lốp xe các loại do tác động từ chính sách cắt giảm sản xuất gây ô nhiễm bảo vệ môi trường của Trung Quốc đã ảnh hưởng tới nguồn cung trên thế giới, làm cho thiếu hàng và giá cả tăng cao.

Cuối cùng, mặc dù là yếu tố không trọng yếu nhưng hầu hết các doanh nghiệp như CSM, SRC, và DRC đang gánh khoản lãi vay tương đối lớn. Tính đến ngày 30/06/2018, lãi vay tại các doanh nhiệp này lần lượt ghi nhận 59.8 tỷ đồng, 4.5 tỷ đồng và 22.8 tỷ đồng. Đây cũng là một phần nguyên nhân đẩy lợi nhuận sụt giảm.

Có thể thấy, đối với các doanh nghiệp như CSM, SRC, DRC hay BRC, giá cao su dường như không còn là yếu tố chủ chốt, quyết định kết quả lãi lỗ của doanh nghiệp.

Nguyên Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   PVS: Lãi ròng sau soát xét tăng thêm 166 tỷ nhờ công ty liên kết (27/08/2018)

>   VIT: Nghị quyết HĐQT (27/08/2018)

>   TVC: TVC CBTT giải trình chỉ tiêu doanh thu thuần tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ có chênh lệch trước và sau kiểm toán soát xét từ 5% trở lên (27/08/2018)

>   VNR: Giải trình liên quan đến BCTC bán niên năm 2018 (27/08/2018)

>   KLB: Báo cáo tài chính bán niên năm 2018 (Riêng + Hợp nhất) (27/08/2018)

>   VIT: Sau 3 quý liên tục báo lãi "còi", liệu kế hoạch nhảy vọt quý 3 có khả thi? (27/08/2018)

>   GHC: Nghị quyết Hội đồng quản trị (27/08/2018)

>   I10: CBTT Về việc ký hợp đồng kiểm toán với Công ty TNHH Kiểm toán CPA Việt Nam để thực hiện soát xét Báo cáo tài chính giữa niên độ kết thúc ngày 30/06/2018 và kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018 (27/08/2018)

>   HSA: Nghị quyết HĐQT (27/08/2018)

>   BDP: Báo cáo tài chính quý 2/2018 (27/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật