Thứ Năm, 23/08/2018 13:00

Điệp khúc chênh lệch lãi lỗ sau soát xét lại vang lên

Sau đợt soát xét báo cáo tài chính bán niên 2018, không ít doanh nghiệp đã phải thay đổi kết quả lợi nhuận so với con số tự lập trước đó.

Sau mùa báo cáo tài chính quý 2 sôi động, các doanh nghiệp lần lượt công bố báo cáo tài chính bán niên được kiểm toán. Từ đây, điệp khúc lỗ chồng lỗ, lãi thành lỗ… hàng nằm lại tiếp diễn. 

Mặc dù đã ghi lãi sau thuế âm gần 265 tỷ đồng trên báo cáo tài chính quý 2 tự lập, CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) lại một lần nữa ngậm ngùi cay đắng khi con số lỗ tăng thêm 115 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, lên tới 380 tỷ đồng. Kết quả này là do doanh thu thuần của Công được điều chỉnh giảm từ mức 5,281 tỷ đồng xuống còn 4,993 tỷ đồng. Trong khi, phần lợi nhuận từ công ty liên kết, liên doanh lại đổi từ lãi hơn 11 tỷ đồng thành lỗ 11 tỷ đồng. Thêm vào là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt hơn 56 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Với kết quả này, HVG đã nâng lỗ lũy kế lên mức 697.3 tỷ đồng, cộng với tổng nợ ngắn hạn của Công ty đã vượt quá tài sản ngắn hạn. Theo đó, đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục của HVG.

CTCP An Trường An (HOSE: ATG) thì lại phải chuyển kết quả lãi 125 triệu đồng nửa đầu năm 2018 thành khoản lỗ hơn 5.7 tỷ đồng sau soát xét. Nguyên nhân là vì chi phí quản lý doanh nghiệp nửa đầu năm của Công ty tăng vọt hơn 6 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Công ty phải trích thêm 5.4 tỷ đồng dự phòng khoản phải thu khó đòi đối với Công ty TNHH Khoáng sản và Thương mại My Xuân. Trong phần thuyết minh, ATG có giải thích rằng theo cam kết giữa Công ty và Khoáng sản và Thương mại My Xuân thì khoản phải thu này sẽ được thanh toán trong quý 3/2018. Vì thế đến thời điểm lập báo cáo tài chính quý 2/2018, Công ty không xem xét tới việc trích lập dự phòng đối với khỏan phải thu này.

Không tới nỗi như hai doanh nghiệp kể trên nhưng nhiều doanh nghiệp cũng phải ghi nhận lãi sau thuế sụt giảm sau kết quả soát xét. Điển hình như CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại Viễn Đông (HOSE: VID), mặc dù lợi nhuận thuần của Công ty vẫn ở không đổi so với báo cáo tự lập khi doanh thu được điều chỉnh giảm 16 tỷ đồng. Song, chi phí tài chính của Công ty tăng hơn 7 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, chuyển từ ghi âm 4 tỷ đồng lên mức 3 tỷ đồng. Chính khoản tăng này đã khiến lãi sau thuế của Công ty giảm tương ứng 7 tỷ đồng. Kết quả là sau soát xét, VID ghi nhận lãi sau thuế chỉ còn 14 tỷ đồng.

Về phần CTCP COMA 18 (HOSE: CIG), hầu hết các khoản chi phí của Công ty tăng sau soát xét là nguyên nhân khiến lãi sau thuế của Công ty sụt giảm 6 tỷ đồng so với báo cáo tự lập về mức 10 tỷ đồng. Cụ thể, chi phí tài chính của Công ty lên tới gần 4 tỷ đồng, tăng thêm hơn 1 tỷ so với báo cáo tự lập. Cùng với đó, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng thêm hơn 4 tỷ đồng lên mức 8 tỷ đồng do tăng thêm dự phòng phải thu khó đòi. Bên cạnh đó, báo cáo của Công ty còn nhận thêm kết luận ngoại trừ về khoản chi phí sản xuất dở dang tại dự án Westa của Công ty.

Tại CTCP Tập đoàn Đại Châu (HNX: DCS), doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2018 sau soát xét đạt hơn 32 tỷ đồng, không thay đổi so với báo cáo tự lập nhưng giá vốn hàng bán thì tăng lên hơn 36 tỷ đồng. Điều này khiến DCS lỗ gộp hơn 4.2 tỷ đồng, trong khi trước soát xét chỉ lỗ gộp 1.9 tỷ đồng.

Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp sau soát xét tăng thêm 1 tỷ đồng, ở mức 3.6 tỷ cũng góp phần làm lãi ròng DCS nửa đầu năm 2018 chỉ còn 1.3 tỷ đồng, giảm 69% so với trước soát xét.

CTCP Chứng khoán Agribank (HOSE: AGR) cũng lọt vào danh sách với kết quả lãi sau thuế được điều chỉnh giảm 6 tỷ đồng so với báo cáo tự lập do tăng thêm khoản dự phòng tài sản tài chính, xử lý tổn thất các khoản phải thu khó đòi và lỗ suy giảm tài sản tài chính và chi phí đi vay của các khoản cho vay. Theo đó, Công ty báo lãi nửa đầu 2018 đạt 21.1 tỷ đồng.

Ngay cả ông lớn Tổng CTCP Khí Việt Nam (HOSE: GAS) cũng phải điều chỉnh lãi sau thuế về mức 5,816.8 tỷ đồng, giảm hơn 55 tỷ đồng sau soát xét. Nguyên nhân là do tăng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Bên cạnh những doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận giảm sau soát xét vẫn có nhiều doanh nghiệp cải thiện được kết quả kinh doanh của mình. Ví dụ như Tổng CTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (HNX: PVC) với lỗ ròng sau soát xét còn hơn 6.6 tỷ đồng, giảm một nửa so với báo cáo tự lập. Hay CTCP Tập đoàn Hoàng Long (HOSE: HLG) báo lãi sau thuế tăng thêm gần 4 tỷ đồng do tính lại tài sản thuế hoãn lại cho việc trích lập dự phòng đầu tư vào các công ty thành viên. Một cái tên khác, CTCP DAP-Vinachem (UPCoM: DDV) lại ghi lãi sau thuế tăng từ 115 tỷ đồng lên 145 tỷ đồng sau soát xét nhờ giảm các khoản chi phí trong kỳ.

Thay đổi lợi nhuận bán niên 2018 của một số doanh nghiệp sau soát xét

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   VTJ: Báo cáo tài chính bán niên năm 2018 (22/08/2018)

>   VNF: Báo cáo tài chính bán niên năm 2018 (22/08/2018)

>   Mobifone giảm 42% lợi nhuận sau khi dừng thanh toán thẻ cào các dịch vụ số (22/08/2018)

>   ALV: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế trên 10% so với cùng kỳ tại BCTC quý 2 năm 2018 (22/08/2018)

>   DNM: Nghị quyết HĐQT (22/08/2018)

>   CTX: Công bố Công ty kiểm toán BCTC năm 2018 (22/08/2018)

>   FIC: Báo cáo tài chính bán niên năm 2018 (công ty mẹ và hợp nhất) (22/08/2018)

>   CDP: Báo cáo tài chính bán niên năm 2018 (công ty mẹ và hợp nhất) (22/08/2018)

>   TAG: Báo cáo tài chính quý 1 năm 2018 (đã soát xét) (21/08/2018)

>   DBT: Báo cáo tài chính bán niên năm 2018 (công ty mẹ) (22/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật