Chủ Nhật, 12/08/2018 12:00

Công khai kế hoạch chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp

Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu công khai kế hoạch sử dụng đất từng năm và các dự án cụ thể trong chuyển đổi hơn 26.000 ha đất nông nghiệp đến năm 2020 để người dân biết và giám sát.

Nguồn lực từ đất rất quan trọng trong quá trình xây dựng đô thị mới ở TP.HCM. ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Sáng 11.8, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết 80/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020). Theo đó, diện tích chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp của TP trong 10 năm (2011 - 2020) được Chính phủ phê duyệt là 29.367 ha. Từ 2011 - 2015, TP đã chuyển đổi 3.121 ha; năm 2016 chuyển đổi 498 ha. Còn lại, theo kế hoạch năm 2017 chuyển đổi 9.158 ha, năm 2018 là 11.743 ha, năm 2019 là 2.771 ha và năm 2020 xong 2.076 ha.

Áp lực lớn

Tuy nhiên, trao đổi với báo giới, một lãnh đạo Sở TN-MT TP.HCM xác nhận diện tích đất chuyển đổi năm 2017 và 7 tháng 2018 vẫn chỉ là trong kế hoạch, chưa triển khai được. Như vậy, chỉ trong thời gian hơn 2 năm từ nay đến hết 2020, TP phải chuyển đổi gần 26.000 ha đất. “Thời gian còn quá ít, sẽ là một áp lực không nhỏ của TP.HCM”, một lãnh đạo Sở TN-MT thừa nhận.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, yêu cầu công khai kế hoạch sử dụng đất từng năm và các dự án cụ thể, chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 cho các quận huyện để người dân biết và giám sát. Các dự án sử dụng đất, các dự án bồi thường phải công bố công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt khu chung cư. Khi triển khai địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện dự án, đảm bảo quyền lợi của người có đất và giúp cơ quan quản lý theo dõi tiến độ, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trái phép vì “đã có tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích”. “Khi giao dự án thì chuyển nhượng hết người này qua người khác để ăn chênh lệch giá. Tôi nghĩ nhà đầu tư đừng lợi dụng chính sách về đất đai của nhà nước để ăn chênh lệch giá. Đó không phải là cách làm ăn của một doanh nghiệp chân chính”, ông Phong nói.

Trong hơn 26.000 ha đất nông nghiệp được duyệt chuyển đổi sang phi nông nghiệp, Chủ tịch UBND TP cho biết Sở TN-MT đã công bố 3.444 dự án được giao. Tuy nhiên, với những dự án quá hạn triển khai mà chưa làm, phải rà soát để thu hồi ngay. “Chỉ riêng ở H.Nhà Bè đã có đến 87 dự án nhưng nhiều dự án nhận đất xong để đó. Tôi yêu cầu Sở TN-MT sớm lập tổ công tác rà soát lại. Nếu quá hạn lâu, phải thu hồi, TP không chấp nhận dự án kéo dài mãi như thế. Với các dự án nằm trong quy hoạch, đã được đưa vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm tại các quận huyện, nếu sau 3 năm mà không thực hiện thì công bố hủy bỏ dự án”, ông Phong nhấn mạnh.

Nguyên Nga

Thanh niên

Các tin tức khác

>   TP HCM điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ra sao? (11/08/2018)

>   TP.HCM tái khởi động dự án Thanh Đa từng bị 'treo' 26 năm (10/08/2018)

>   Đà Nẵng công khai gói thầu 'khủng' xây dựng 18 bãi đỗ xe công cộng (09/08/2018)

>   Bộ trưởng Giao thông: 'Mở rộng Tân Sơn Nhất về cả 2 hướng Bắc - Nam' (03/08/2018)

>   Vỡ quy hoạch vì 'cơi nới' biệt thự (03/08/2018)

>   Cơn sốt đất 'càn quét' thủ đô 10 năm trước (26/07/2018)

>   TP. HCM sắp khởi công hai bãi đậu xe ngầm (17/07/2018)

>   Đấu giá hơn 5.000 căn hộ tái định cư ở Thủ Thiêm (16/07/2018)

>   Kỳ họp thứ 6: Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, xem xét luật đặc khu (13/07/2018)

>   Đấu giá đất vàng ở Phú Yên: Nhiều chuyện lạ! (12/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật