Thứ Ba, 31/07/2018 14:31

Vì đâu TTF báo lỗ nặng gần 556 tỷ đồng trong quý 2?

Kinh doanh dưới giá vốn, cùng với đó là khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi khiến Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) báo lỗ nặng gần 556 tỷ đồng trong quý 2/2018.

Sau 4 quý có lãi liên tục, tưởng như TTF sẽ tiếp tục hồi sinh nhưng kết quả kinh doanh quý 2 vừa được công bố lại khiến nhiều người bất ngờ. Cụ thể, theo BCTC hợp nhất quý 2/2018, doanh thu thuần TTF chỉ gần 124 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá vồn hàng bán ở mức 193 tỷ đồng khiến TTF lỗ gộp 69.5 tỷ đồng.

Chi phí tài chính cũng tăng đáng kể, từ con số 64 tỷ đồng quý 2/2017 lên mức gần 105 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay TTF gánh chịu gần 56 tỷ đồng, lỗ chuyển nhượng vốn 18.5 tỷ đồng và chi phí tài chính khác 35 tỷ đồng.

Chi phí bán hàng chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ nhưng chi phí quản lý của TTF trong quý 2/2018 lên mức gần 399 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ năm trước mà nguyên nhân là do phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi hơn 370 tỷ đồng.

Kết quả là TTF chịu lỗ gần 556 tỷ đồng trong quý 2/2018, chính thức lỗ trở lại sau 4 quý có lãi liên tục trước đó. Với con số lỗ này, lỗ lũy kế TTF tính đến 30/06/2018 là 1,927 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 301 tỷ đồng.

Được biết, tại thời điểm cuối quý 2/2018, giá trị phải thu ngắn hạn khách hàng của TTF gần 734 tỷ đồng, giảm khoảng 60 tỷ đồng so với đầu năm.

Tổng giá trị hàng tồn kho của TTF cuối kỳ ở mức 1,862 tỷ đồng, chủ yếu là tồn nguyên vật liệu 966 tỷ đồng. TTF cũng đã trích lập dự phòng hơn 108 tỷ đồng cho giá trị hàng tồn kho.

Kết quả kinh doanh TTF trong 8 quý gần đây (Đvt: Triệu đồng)

Lỗ nặng có bất ngờ?

Còn nhớ, tại ĐHĐCĐ thường niên 2018 của TTF diễn ra vào cuối tháng 4 vừa qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ông Mai Hữu Tín – Tổng Giám đốc TTF chia sẻ đó là sẽ tiếp tục xử lý 3 vấn đề còn tồn đọng ngay trong năm 2018.

Năm 2018, TTF đặt mục tiêu doanh thu đạt 1,520 tỷ đồng, tăng 11.5% so năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt 76.6 tỷ đồng, gấp gần 32 lần so với thực hiện 2017. Cơ sở kế hoạch này là Công ty sẽ tiếp tục tập trung phát triển nhóm khách hàng công trình, đặc biệt là các hợp đồng đã ký kết với Vingroup (VIC). Công ty cũng đẩy mạnh hơn mảng sản xuất xuất khẩu. Dự kiến tăng trưởng doanh thu tại các thị trường như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.

Song, vấn đề quan trọng hơn hết có lẽ là cách xử lý hàng tồn kho, phải thu khó đòi và đầu tư ngoài nhà máy chính. Theo ông Tín, hướng xử lý thanh lý hàng tồn kho là TTF thực hiện phân loại hàng tồn kho thành nhóm tương đương chất lượng, cùng giá trị, nhóm nhỏ để có nhiều người mua. Một số hàng tồn kho bị ngân hàng nắm giữ, TTF chỉ lấy được khi trả được nợ, khi đó mới thực hiện phân loại để bán.

Dự kiến lô hàng tồn kho nguyên liệu giá trị 316 tỷ đồng và tồn thành phẩm 46 tỷ đồng sẽ được đấu giá rộng rãi. Song, một số nguyên liệu sẽ giữ lại để TTF sử dụng.

Việc thoái vốn ngoài ngành cũng được quyết liệt do trước đây TTF thực hiện vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn trong khi không tập trung sản xuất công nghệ, công suất tại nhà máy chính. Thực tế, trong quý 2 vừa qua, TTF đã chấp nhận lỗ khi thoái vốn khỏi CTCP Phú Hữu Gia và Công ty Nông Lâm nghiệp Trường Thành với giá trị gần 58 tỷ đồng.

Như vậy, nhiều khả năng ban lãnh đạo TTF đã bắt đầu thực hiện giải quyết những tồn đọng đã được cổ đông thông qua tại đại hội vừa qua. Và đó có thể là nguyên nhân khiến TTF chịu lỗ nặng trong quý 2/2018.

Trên sàn, giá cổ phiếu TTF hiện giao dịch ở vùng giá thấp nhất trong lịch sử, quanh 3,000 đồng/cp, tức giảm 87% so với lúc niêm yết. Tính riêng từ đầu năm thì giá trị TTF đã bốc hơi 55%, khối lượng giao dịch bình quân đạt 690,000 cp/phiên.

Phương Châu

FILI

Các tin tức khác

>   IBC: BCTC quý 2 năm 2018 (31/07/2018)

>   IBC: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2018 (31/07/2018)

>   Vincom Retail: Lãi trước thuế quý 2 tăng 183%, cán mốc 60 trung tâm thương mại vào quý 3 (31/07/2018)

>   HPX: BCTC quý 2 năm 2018 (31/07/2018)

>   HPX: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2018 (31/07/2018)

>   HNG: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2018 (31/07/2018)

>   HNG: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2018 (31/07/2018)

>   HID: BCTC Hợp nhất quý 1 năm 2018 (31/07/2018)

>   HID: BCTC quý 1 năm 2018 (31/07/2018)

>   HDG: BCTC quý 2 năm 2018 (31/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật