Thứ Tư, 25/07/2018 11:40

Thuận Thảo báo lỗ 12 quý liên tục, cổ phiếu rớt đáy

Tình hình tài chính khó khăn nhiều năm liền, quý 2/2018, GTT tiếp tục báo lỗ hơn 37 tỷ đồng. Đây là quý thứ 12 GTT lỗ liên tiếp kể từ quý 3/2015, nâng lỗ lũy kế lên 79 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh quý 2/2018 của GTT. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC quý 2/2018 của GTT

CTCP Thuận Thảo (UPCoM: GTT) vừa công bố BCTC quý 2/2018 với doanh thu thuần chưa đến 11 tỷ đồng. Được biết, do Công ty thực hiện thắt chặt các mảng kinh doanh không hiệu quả nên doanh thu thuần trong kỳ giảm 35%. Giá vốn hàng bán tăng 26%, ghi nhận 6.7 tỷ đồng; theo đó lợi nhuận gộp giảm mạnh gần phân nửa còn 4 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính đạt 500 triệu đồng, trong khi đó chi phí lãi vay đến 22.5 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp lần lượt ghi nhận 6 tỷ đồng và 11 tỷ đồng.

Mặc dù đã giảm lỗ 20% so với cùng kỳ nhưng quý 2/2018, GTT vẫn báo lỗ hơn 37 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty lỗ hơn 79 tỷ đồng (bằng 85% mức lỗ kế hoạch), trong khi đó doanh thu đạt 15.6 tỷ đồng, mới chỉ thực hiện được 26% kế hoạch năm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình tài chính của GTT không thể thoát khỏi “hố đen” trong nhiều năm. Công ty cho biết, các tài sản đã hoạt động nhiều năm nên xuống cấp, bên cạnh đó lại không thu hồi được công nợ từ nhiều năm trước dẫn đến tình hình tài chính ngày một khó khăn. Đồng thời, GTT cũng không còn vốn lưu động để sản xuất kinh doanh, không cân đối được nguồn vốn trả nợ thuế, ngân hàng, dẫn đến phát sinh chi phí chậm nộp thuế, lãi vay,…

Tính đến ngày 30/06/2018, GTT cho CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn vay 400 tỷ đồng, lãi vay 53.6 tỷ đồng. Trong khi đó, Công ty phải gánh 660 tỷ đồng chi phí lãi vay ngân hàng, 127 tỷ đồng thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước. Đến nay vốn chủ sở hữu của GTT đã âm 713 tỷ đồng.

Ngoài ra, hoạt động đầu tư khu du lịch sinh thái dàn trải, dịch vụ trùng lắp, cơ sở hạ tầng xuống cấp đã ảnh hưởng đến chất lượng dự án. Dự án khách sạn thì đầu tư với tiêu chuẩn quá tầm so với thị trường địa phương, các dự án đầu tư tại tỉnh Phú Yên chậm hoặc không triển khai nên việc khai thác không hiệu quả.

Việc tái cấu trúc GTT cũng thật sự chưa mang lại hiệu quả trong khi Công ty phải chịu các khoản chi phí bất biến như chi phí tiền lương, chi phí khấu hao, chi phí quản lý doanh nghiệp và đặc biệt là chi phí tài chính, chi phí chậm nộp thuế.

Trên sàn, kể từ đỉnh 15,500 đồng/cp vào ngày 24/01/2014, cổ phiếu GTT đã lao dốc thẳng đứng, đến phiên sáng nay (25/07/2018) chạm đáy 300 đồng/cp.

Biến động giá cổ phiếu GTT từ lúc lên sàn cho đến nay

Nguyên Ngọc

FILI

Nguồn tài liệu:

GTT_Baocaotaichinh_Q2_2018.zip

Các tin tức khác

>   PMB: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2018 (25/07/2018)

>   SAB: Nghị quyết HĐQT về việc miễn nhiệm và bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc (25/07/2018)

>   BMC: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2018 (25/07/2018)

>   PAC: Nghị quyết HĐQT số 384 ngày 24/07/2018 (25/07/2018)

>   HOSE: Danh sách các Công ty Chứng khoán thành viên có BCTC quý 2 năm 2018 đã được công bố trên website của HOSE (tính đến hết ngày 24/07/2018) (25/07/2018)

>   STW: Báo cáo tài chính quý II/2018 (25/07/2018)

>   SPV: CTCP Đầu tư Vina - người có liên quan đến Thành viên BKS - đăng ký mua 200,000 CP (25/07/2018)

>   AGRISECO: Thông báo giấy phép điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán (Đổi tên công ty) (25/07/2018)

>   IFS: Nghị quyết HĐQT (25/07/2018)

>   SGH: Báo cáo tài chính quý 2/2018 (25/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật