Thứ Ba, 17/07/2018 15:33

Nghề IR đã ra đời như thế nào? (Kỳ 1)

Nghề IR - Tôi kể người nghe khi xưa ấy

Quan hệ Nhà đầu tư (Investor Relations, IR) là một nghề chưa có bề dày lịch sử. Tại Mỹ, IR cũng chỉ mới ra đời từ những năm 1945. Trong khoảng 30 năm đầu, IR được nhắc đến như là kỷ nguyên truyền thông bởi IR khi đó còn rất mới, bỗng dưng trở thành một phần mở rộng của chức năng Quan hệ Công chúng (Public Relations).

Kỷ nguyên truyền thông đối với ngành IR kéo dài khoảng 30 năm, từ những năm 1945 cho đến những năm 1975 thì chuyển qua thời kỳ mới.

Người đầu tiên đề cập đến chức năng quan hệ nhà đầu tư có thể kể đến là vị chủ tịch tập đoàn General Electric - ông Ralth Cordiner. Năm 1953, ông đã lập một bộ phận để phụ trách tất cả công việc truyền thông và liên lạc với cổ đông cho General Electric. Sau phát súng IR đầu tiên này, một số tập đoàn lớn cũng lần lượt xây dựng bộ phận Quan hệ Nhà đầu tư (IR Department) vào những năm 1950 - 1960 này. Dịch vụ quan hệ nhà đầu tư cũng được hình thành tại các công ty tư vấn.

Về chức năng, công việc quan hệ nhà đầu tư giai đoạn này còn đơn thuần tập trung vào hoạt động truyền thông và thu hút cộng đồng tài chính vào cổ phiếu.

Trở lại những năm 1950. Sự bùng nổ kinh tế đã tạo ra một tầng lớp người Mỹ giàu có, nhu cầu tiêu dùng của xã hội cũng gia tăng, hoạt động mở rộng kinh doanh được khuyến khích phát triển. Trong bối cảnh kinh tế đó, nhu cầu vốn để đẩy mạnh hoạt động của các doanh nghiệp gia tăng, người dân thì kiếm tìm kênh đầu tư có thể sinh lợi. Và thế là, công chúng ồ ạt gia nhập thị trường chứng khoán. Thị trường trở nên bùng nổ cả về khối lượng lẫn giá trị giao dịch mặc dù thị trường đã tồn tại nhiều năm trước.

Đặc biệt, một loại “người chơi” mới trên thị trường tài chính là các cổ đông cá nhân đã tạo những chuyển biến lớn.

Các tập đoàn bán hàng tiêu dùng sớm nhận ra những lợi ích từ nhóm cổ đông mới này. Đây là mục tiêu hiệu quả để tiếp thị tiêu dùng sản phẩm; và ngược lại, khách hàng của họ cũng được nhắm đến như là những cổ đông tiềm năng. Và những hãng xe như Ford, GM và Chrysler là những tập đoàn đầu tiên nhắm đến người tiêu dùng của họ không chỉ để bán sản phẩm mà cả bán cổ phần công ty. Tại sao? Bởi cổ đông có khả năng sẽ ưa chuộng mua xe của hãng mà mình đang là ông chủ hơn là mua xe của các hãng đối thủ. Không những thế, nhu cầu về cổ phiếu góp phần đẩy giá cổ phiếu tăng.

Từ đó, bàn về chiến lược để kích thích và gia tăng cầu cổ phiếu trở thành một phần quan trọng trong các chương trình nghị sự của công ty. Vì vậy, họ - những công ty vốn đã quen thuộc với cạnh tranh khốc liệt trên thị trường sản phẩm – đã đem những chiến thuật, nguồn lực và ngân sách tiếp thị được sử dụng trên thị trường sản phẩm áp dụng tương tự qua thị trường tài chính.

Các nhà quản lý công ty tìm đến những chuyên gia có tiếng về quảng cáo và quan hệ công chúng để nhận những lời khuyên về quan hệ nhà đầu tư. Thế là, Quan hệ Nhà đầu tư được xem như là một phần mở rộng của chức năng Quan hệ Công chúng (Public Relations, PR) trong thời kỳ này.

Tuy nhiên, vào những năm 1950 thì PR cũng chưa phải là một ngành phát triển. Chỉ có những công ty lớn mới có nhân viên truyền thông nội bộ, còn chức năng và vai trò của quan hệ công chúng vẫn khá hạn chế. Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà PR đang phải đấu tranh cho quyền tự quản lý chiến lược thay vì thuần túy về quan hệ báo chí.

Khi chức năng PR được bổ sung thêm nhiệm vụ mới là IR, mặc dù IR là công việc mà hầu hết những người thạo nghề PR tại doanh nghiệp hay các đại lý quảng cáo thời kỳ này đều không đủ điều kiện đáp ứng, thì họ đã tiếp cận nhiệm vụ mới theo đúng cách thức mà họ đã sử dụng trong lĩnh vực PR.

Kết quả là… Những năm 1950 nở rộ những báo cáo thường niên được thực hiện như là những ấn phẩm quảng cáo và đánh bóng cho công tác bán hàng, thông tin tài chính chỉ tồn tại trong đó như một sự “gượng ép”. Đại hội đồng cổ đông thường niên trở thành một dạ tiệc lớn miễn phí. Một công ty viễn thông quốc tế dựng hai lều trại lớn ngay trung tâm New Jersey, tiệc trưa được phục vụ phong phú kết hợp những quầy bar. Báo chí được đưa đón bằng những chiếc xe Limousine đi về giữa New York và New Jersey. Các công ty làm quà tặng riêng cho cổ đông….

IR thời kỳ này chỉ đáp ứng được lợi ích cho nhóm cổ đông thiếu hiểu biết về tài chính và kinh doanh nói chung. Quan trọng hơn, các hoạt động IR như vậy thường làm hài lòng nhiều giám đốc điều hành công ty - là những người chưa sẵn sàng chia sẻ quyền hạn của họ với cổ đông.

Còn tiếp…. (phần 2: Lớp nhà đầu tư chứng khoán khác biệt hậu Thế chiến thứ hai đã thúc đẩy IR chuyển mình như thế nào?)

L. Đa

FILI

Vietstock.vn -  Kênh truyền thông tài chính và tiếp thị hiệu quả đến thị trường vốn, thị trường chứng khoán

- Truyền thông tài chính

- Tư vấn quan hệ nhà đầu tư/Tư vấn IR

- Thực hiện chuyên trang IR dành cho website doanh nghiệp niêm yết

Hãy liên hệ với chúng tôi: Phòng kinh doanh Vietstock

H: 0908 16 98 98 | E: kinhdoanh@vietstock.vn | W: http://dichvu.vietstock.vn/

Các tin tức khác

>   Mua cổ phiếu nào đón kết quả kinh doanh quý 2? (23/07/2018)

>   Cơ hội tích lũy cổ phiếu? (18/07/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 17/07: Cú lội ngược dòng ấn tượng (17/07/2018)

>   17/07: Đọc gì trước giờ giao dịch? (17/07/2018)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 17/07 (17/07/2018)

>   PNJ, VPB và VRE được thêm vào rổ chỉ số VN30 (16/07/2018)

>   Dòng đầu cơ nóng trở lại nhưng cũng chỉ nhỏ giọt (16/07/2018)

>   Kịch bản nào cho thị trường trong cơn sóng dữ? (17/07/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 16/07: VN-Index giữ xanh thành công (16/07/2018)

>   Đầu tuần 16/07: Đọc gì trước giờ giao dịch? (16/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật