Thứ Tư, 25/07/2018 17:01

HAG: Vỡ đập thủy điện tại Lào gây thiệt hại không đáng kể đến hoạt động kinh doanh

Dự kiến chiều ngày 25/07/2018, máy bay trực thăng sẽ đưa 26 người gồm các cán bộ công nhân viên của HAG và người thân đang mắc kẹt đến nơi an toàn. Công ty xác định thiệt hại về hoạt động kinh doanh của dự án tại Lào sau sự cố vỡ đập thủy điện là không đáng kể.

Bầu Đức đưa trực thăng giải cứu 24 công nhân mắc kẹt ở Lào

Đập thủy điện bị vỡ ở Attapeu là dự án BOT đầu tiên tại Lào

Đêm 23/07/2018, tại tỉnh Attapeu (Lào) đã xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện gây thiệt hại lớn về người và vật chất. Trong khi đó, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) là doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh Attapeu. Đây là nơi công ty này đầu tư hàng chục ngàn hecta cao su (hầu hết là cây đã trưởng thành) và sân bay 800 tỷ đồng.

Thống kê sơ bộ sau sự cố, HAG cho biết thiệt hại về hoạt động đầu tư và kinh doanh của dự án là không đáng kể.

Mặc dù không có thiệt hại về người nhưng hiện tại vẫn còn 24 cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại Nông Trường 12, Công ty Đại Thắng (công ty con của HAG) và 2 trẻ em là con em của nhân viên đang bị mắc kẹt trong khu vực bị ảnh hưởng. Dự kiến chiều ngày 25/07/2018, máy bay trực thăng sẽ đưa toàn bộ 26 người đến nơi an toàn.

"Trước tình hình khó khăn của bà con bị nạn, HAG đã thành lập đội cứu nạn gồm 10 Bác sỹ, Y sỹ, Y tá với đủ thuốc men và thiết bị sẽ có mặt tại Attapeu chiều ngày 25/07 phối hợp cùng đoàn cứu trợ của chính phủ Lào. HAG bước đầu hỗ trợ 50 tấn gạo, 100,000 gói mì tôm, 5 tấn cá khô, 2,000 bộ quần áo, 100 túi bảo quản tử thi. Đồ cứu trợ sẽ được chuyển từ Gia Lai đến Attapeu vào chiều tối ngày 25/07 để bàn giao cho Uỷ ban cứu trợ Chính phủ Lào", báo cáo nêu rõ.

Được biết, HAG đang sở hữu 2 công ty con tại Lào là Công ty TNHH Điện Hoàng Anh Attapeu (thành lập tháng 7/2011), Công ty TNHH Điện Nậm Kông 3 (thành lập tháng 5/2013) với tỷ lệ sở hữu đều trên 99%. Gần đây nhất, cuối tháng 1/2018, HĐQT HAG còn ra quyết định góp 49.5 tỷ đồng thành lập công ty thủy điện Hoàng Anh Sài Gòn (TDSG) cùng với các đối tác khác tại Lào. Vốn điều lệ đăng ký của TDSG là 50 tỷ đồng và tỷ lệ sở hữu đăng ký của HAG tại đơn vị này là 99%.

HAG từng mạnh tay đầu tư vào thủy điện từ hơn 10 năm trước. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng của công ty từ năm 2013-2016, HAG đã phải lần lượt bán các dự án thủy điện để giảm nợ vay và tái cấu trúc lại hoạt động. Trước khi bắt đầu bán các doanh nghiệp thủy điện, doanh thu ngành này từng đạt 139 tỷ đồng và góp tỷ trọng 3.2% doanh thu năm 2012, theo Báo cáo thường niên của Công ty. Số tiền thu được từ việc bán các nhà máy thủy điện ước đạt khoảng 2,100 tỷ đồng. 

Thu Phong

FILI

Các tin tức khác

>   CMW: CBTT v/v ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2018 (25/07/2018)

>   KDH: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2018 (25/07/2018)

>   DNW: Báo cáo tài chính quý 2/2018 (25/07/2018)

>   DNW: Báo cáo tài chính quý 2/2018 (công ty mẹ) (25/07/2018)

>   VET: Thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu để lấy ý kiến bằng văn bản (25/07/2018)

>   SCS: Đính chính thông tin BCTC quý II/2018 (25/07/2018)

>   BGW: Báo cáo tài chính quý 2/2018 (25/07/2018)

>   VST: Báo cáo tài chính quý 2/2018 (văn phòng + tổng hợp) (25/07/2018)

>   BMF: Công ty TNhH MTV Đầu tư Phát triển Bửu Long - người có liên quan đến Thành viên BKS - đã bán 1,060,800 CP (25/07/2018)

>   Năm 2018, ITAXA đặt kế hoạch kinh doanh đi ngang (26/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật