Thứ Ba, 03/07/2018 13:35

Phiên tòa xét xử vụ án Ngân hàng MHB

Đề nghị triệu tập Kiểm toán Nhà nước trong vụ Ngân hàng MHB

Luật sư Vũ Xuân Nam bào chữa cho bị cáo Huỳnh Nam Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MHB kiêm nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty MHBS đề nghị triệu tập Hội đồng giám định, đại diện Kiểm toán Nhà nước và đại diện Công ty MHBS để làm rõ tình tiết vụ án. 

Sáng ngày 03/07/2018, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) và CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHBS).

Nguyên đơn trong vụ án là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (do MHB đã sáp nhập vào BIDV) và các cổ đông của CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHBS). Tổng thiệt hại trong vụ án là 457 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân hàng MHB là 349 tỷ đồng, còn lại 108 tỷ đồng là thiệt hại cho Nhà nước.

Ngân hàng MBH nay đã sáp nhập vào Ngân hàng BIDV

Có 15 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Ngoài 17 bị cáo có mặt, tòa đã triệu tập 17 người có quyền và nghĩa vị liên quan đến vụ án.

Luật sư Vũ Xuân Nam bào chữa cho bị cáo Huỳnh Nam Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MHB kiêm nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty MHBS đề nghị triệu tập Hội đồng giám định, đại diện Kiểm toán Nhà nước và đại diện Công ty MHBS để làm rõ tình tiết vụ án.

HĐXX chấp nhận yêu cầu triệu tập Hội đồng giám định và đại diện Kiểm toán Nhà nước. Tuy nhiên không chấp nhận triệu tập đại diện MHBS do Công ty MHBS đã tạm ngưng hoạt động.

Theo cáo trạng, cá nhân ông Huỳnh Nam Dũng có số vốn góp tại MHBS là 13.8 tỷ đồng, chiếm 8.12% vốn điều lệ được đứng tên Huỳnh Thị Minh Trí (chị gái của ông Huỳnh Nam Dũng). Ông Nguyễn Phước Hòa - nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng MHB có số vốn góp 2.7 tỷ đồng tại MBHS, chiếm 1.59% vốn điều lệ được đứng tên Nguyễn Thành Tín (con trai của ông Nguyễn Phước Hòa).

Ông Huỳnh Nam Dũng và ông Nguyễn Phước Hòa đã thông qua Hội đồng quản lý tài sản nợ - tải sản có (Hội đồng ALCO) của Ngân hàng MHB thống nhất cho phép Sở giao dịch Ngân hàng MHB chuyển vốn vào tài khoản của Sở giao dịch mở tại Công ty MHBS để chờ đầu tư trái phiếu Chính phủ nhưng thực chất là Ngân hàng MHB chuyển vốn cho Công ty MHBS để gửi có kỳ hạn tại các Chi nhánh Ngân hàng MHB hưởng chênh lệch lãi suất và mua, bán trái phiếu Chính phủ cùng do Ngân hàng MHB quản lý.

Trong thời gian 2011-2014, Sở giao dịch Ngân hàng MHB đã chuyển 4,975 tỷ đồng cho Công ty MHBS. Trong đó sử dụng 3,357 tỷ đồng đem gửi có kỳ hạn tại các Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng MHB để hưởng lãi suất tổng số tiền 45 tỷ đồng. Từ năm 2011 đến 2015, Công ty MHBS hoàn trả được cho Ngân hàng MHB là 18.3 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Ngân hàng MHB 26.9 tỷ đồng.

Số tiền 1,588 tỷ đồng còn lại được dùng để đầu tư trái phiếu, trong đó sử dụng 966 tỷ đồng để ký các thỏa thuận hợp tác đầu tư môi giới mua, bán trái phiếu Chính phủ thông qua các Công ty trung gian gồm: CTCP Đầu tư Thủ Đô Huy Khánh (Công ty Huy Khánh) do ông Lê Nguyên Ngọc làm Tổng Giám đốc, CTCP Đại Phong Nguyên (Công ty Đại Phong Nguyên) do ông Lê Việt Hùng làm Tổng Giám đốc và CTCP Econ Plus (Công ty Econ Plus) do bà Đoàn Hồng Ngọc làm Tổng giám đốc để thực hiện các giao dịch mua, bán trái phiếu Chính phủ theo phương thức sử dụng chính nguồn tiền của Ngân hàng MHB, tạm ứng tiền cho các Công ty này để thực hiện việc mua bán trái phiếu Chính phủ của Ngân hàng MHB.

Cụ thể, Công ty Huy Khánh tạm ứng 961 tỷ đồng, Công ty Đại Phong Nguyên tạm ứng 601 tỷ đồng, Công ty CP Econ Plus tạm ứng 410 tỷ đồng để thực hiện việc mua bán trái phiếu Chính phủ của Ngân hàng MHB sau đó bán lại cho Công ty MHBS, Ngân hàng MHB để cho các công ty trung gian này và Công ty MHBS hưởng lợi. Trong đó, riêng việc mua, bán 6 triệu trái phiếu Chính phủ trong năm 2011 của chính Ngân hàng MHB, Công ty MHBS gây thiệt hại cho Ngân hàng MHB số tiền là 48 tỷ đồng. Năm 2012, Ngân hàng MHB bị thiệt hại 2.2 tỷ đồng và để công ty trung gian gồm Công ty Huy Khánh và Công ty Econ Plus được hưởng lợi số tiền này trong việc mua, bán 4 triệu trái phiếu Chính phủ của Ngân hàng MHB. Tổng sổ tiền Ngân hàng MHB bị thiệt hại là hơn 349 tỷ đồng.

Thông qua các hành vi phạm tội trên, bị cáo Huỳnh Nam Dũng hưởng lợi 460 triệu đồng, bị cáo Lê Nguyên Ngọc hưởng lợi 568 triệu đồng, bị cáo Phan Ngọc Nhân - Phó Tổng Giám đốc Công ty Huy Khánh hưởng lợi 930 tỷ đồng, bị cáo Lê Việt Hùng hưởng lợi 151 triệu đồng, bị cáo Đoàn Hồng Ngọc hưởng lợi 131 triệu đồng, bị cáo Trương Thanh Liêm - Nguyên Phó Giám đốc khối Ngân hàng MHB hưởng lợi 280 triệu đồng.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Ngân hàng vào cuộc đua bảo hiểm (10/07/2018)

>   Tiếp tục khởi tố nguyên Giám đốc Công ty Dệt kim Đông Phương (03/07/2018)

>   Ngân hàng Việt Nam bắt đầu báo lãi cao nửa đầu 2018 (03/07/2018)

>   Tội phạm thẻ lại bùng phát (02/07/2018)

>   NHNN sẵn sàng can thiệp thị trường ngoại tệ nếu cần thiết (02/07/2018)

>   Nguyên phó thống đốc Đặng Thanh Bình bị phạt 3 năm tù (02/07/2018)

>   BIDV: Hậu đại án (02/07/2018)

>   Giá vàng miếng nhích lên, USD ngân hàng vượt 23.000 đồng (02/07/2018)

>   Thêm hàng loạt "sếp" ACB Leasing được bổ nhiệm (02/07/2018)

>   Techcombank giảm lãi suất huy động 0.2% tất cả kỳ hạn (02/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật