Chủ Nhật, 22/07/2018 11:00

60% doanh nghiệp làm ăn không có lãi

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, có khoảng 60% trong số 640.000 doanh nghiệp không phát sinh thuế thu nhập DN, nghĩa là kinh doanh không có lãi. “Điều đó cho thấy cộng đồng DN đang khó khăn như thế nào” – ông Lộc nói.

Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI phát biểu ngày 20/7 tại Cần Thơ.

Ngày 20/7, phát biểu tại chương trình giao lưu giao lưu kết nối doanh nghiệp (DN) B2B của các hiệp hội DN, hội doanh nhân thuộc 17 tỉnh, thành trong cả nước do Hiệp hội DN TP.Cần Thơ tổ chức, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI đề cập đến mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu DN.

Theo ông Lộc, đến nay cả nước có 1,2 triệu DN thành lập, nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 640.000 DN đang hoạt động, trong số này có khoảng 60% DN không phát sinh thuế thu nhập DN, nghĩa là kinh doanh không có lãi. “Điều đó cho thấy cộng đồng DN đang khó khăn như thế nào” – ông Lộc nói.

Cũng theo ông Lộc, bức tranh của cộng đồng DN nước ta là các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Nếu tính cả những hộ gia đình kinh doanh, cá thể phi nông nghiệp là DN thì nền kinh tế VN đang có trên 5 triệu DN đang hoạt động.

Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng sự khác biệt của DN chúng ta so với cộng đồng thế giới không phải ở quy mô mà là ở trình độ, chất lượng và chỉ số quản trị DN. Các chỉ số của DN nước ta cũng còn thấp so với các nước ASEAN, trình độ quản lý của DN còn rất thấp, chưa đạt chuẩn quốc tế, chưa có khả năng kết nối như các tập đoàn xuyên quốc gia.

Cải thiện môi trường kinh doanh phải bắt đầu bằng thể chế. “Tôi từng nói đến những câu chuyện tại các kỳ họp Quốc hội, như câu chuyện một thỏi sô cô la phải cõng 13 giấy phép, hay thời gian nuôi một con gà còn ngắn hơn thời gian xin phép bán gà…” – ông Lộc nhắc lại khi nói về thể chế.

Theo ông, mục tiêu cuối năm nay các bộ ngành phải cắt giảm tối thiểu 50% điều kiện kinh doanh xem ra khó khả thi, bởi hiện nay mới chỉ có duy nhất Bộ Công Thương hoàn thành, trong khi Chính phủ yêu cầu tháng 8 phải hoàn thành dự thảo trình Chính phủ.

Cải cách thể chế là rất quan trọng, cấp bách, là để mở đường, nhưng cùng với đó các DN cũng phải tự đổi mới, nâng cấp mình. Các hiệp hội phải có tiếng nói đại diện cho DN và chung tay cùng Chính phủ trong việc tháo gỡ vướng mắc. Các địa phương không chỉ hỗ trợ các DN khó khăn, mà cần tìm ra những DN có tiềm năng để hỗ trợ họ vươn lên. “DN không nên sợ mình nhỏ, nhỏ không phải là vấn đề đáng lo, vấn đề là chỉ sợ không đạt chuẩn.” – ông Lộc lưu ý.

Cảnh Kỳ

Tiền phong

Các tin tức khác

>   WTO xem xét vụ Việt Nam kiện Mỹ về thuế cá tra (21/07/2018)

>   Ai sẽ hầu tòa cùng trùm bất động sản khét tiếng Đà Nẵng? (21/07/2018)

>   Doanh nghiệp Việt bị 'gạt' ra ngoài chuỗi giá trị: Linh kiện chạy lòng vòng (21/07/2018)

>   Bắt hàng trăm nghìn mỹ phẩm lậu, thực phẩm chức năng, thuốc hết date (21/07/2018)

>   Mạng lưới đánh bạc chục nghìn tỷ đồng được vận hành thế nào? (21/07/2018)

>   Thách thức từ nhiều phía trong chống gian lận chuyển giá (20/07/2018)

>   17.138 người tham gia đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy chưa được thanh lý hợp đồng (20/07/2018)

>   Bắt khẩn cấp nhiều lãnh đạo công ty đầu tư tiền ảo (20/07/2018)

>   CPTPP "nhắm" thêm Thái Lan, Hàn Quốc vào năm 2019 (20/07/2018)

>   "Nhà nước không bán sữa, bán bia, cũng không cần bán giày dép" (20/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật