Thứ Hai, 09/07/2018 10:51

6 tháng, khai thác than, dầu khí đều đạt kế hoạch đề ra

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2018 tiếp tục đà tăng trưởng 10.5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất phân phối điện tiếp tục có mức tăng trưởng tốt.

Theo Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10.5% so với cùng kỳ năm trước (quý 1/2018 tăng 12.9%, quý 2 tăng 8.4%), cao hơn mức tăng 7% của cùng kỳ năm 2017. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng dẫn dắt tăng trưởng chung của toàn ngành với mức tăng 12.7%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10.4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6.7%.

Riêng ngành khai khoáng lại giảm 1.3% (chủ yếu do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 5.7%). Đây là mức giảm thấp so với năm trước (cùng kỳ năm 2017 giảm 6.7%). 6 tháng đầu năm, ngành khai thác khoáng sản có những thuận lợi như giá dầu thô, giá một số loại khoáng sản tăng, tình hình tiêu thụ ngành than tăng hơn so với cùng kỳ, cùng với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khoáng sản của Chính phủ, một số loại khoáng sản đã tiêu thụ được lượng tồn kho... Do đó, hầu hết các đơn vị trong ngành đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong 6 tháng, tạo đà cho việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2018.

Tính riêng ngành dầu khí, 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng dầu thô khai thác ước đạt 7.1 triệu tấn, giảm 9.7% so với cùng kỳ năm 2017 và vượt 3% kế hoạch 6 tháng và đạt 54.3% kế hoạch năm. Khai thác khí đốt thiên nhiên ước đạt 5.3 tỷ m3, tăng 1%; khí hóa lỏng ước đạt 437.6 nghìn tấn, tăng 18.5% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm 2018, thời tiết thuận lợi cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, do đó, ngành Dầu khí cơ bản hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Các mỏ dầu khí đều khai thác tốt. Các nhà máy điện, đạm, lọc dầu vận hành ổn định, an toàn với công suất tối ưu. Do giá dầu thô trung tình 6 tháng đầu năm 2018 tăng 36% so với cùng kỳ năm 2017 nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành có bước tăng trưởng tốt, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Với việc giá dầu thô trung bình 6 tháng đầu năm 2018 là 73 USD/thùng, vượt 18.6 USD/thùng, tương đương 30.1% so với giá dầu trung bình 6 tháng đầu năm 2017 (là 54.4 USD/thùng) đã góp phần cho việc các chỉ tiêu tài chính (tổng doanh thu, nộp ngân sách của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra và cao hơn so với cùng kỳ năm 2017. Doanh thu toàn Tập đoàn PVN vượt 21% kế hoạch và tăng 15.1% so với cùng kỳ năm 2017.

Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tiếp tục được triển khai theo kế hoạch đề ra. Đáng chú ý là đã có 1 phát hiện dầu khí mới tại giếng Mèo Trắng Đông – 1X (lô 09-1 của VietsoPetro) và đã đưa được mỏ Bunga Pakma – PM3CAA vào khai thác từ ngày 12/05/2018 (sớm hơn so với kế hoạch 1 tháng 19 ngày).

Đối với ngành than, tính chung 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng than sạch ước đạt 22.42 triệu tấn, tăng 11.1% so với cùng kỳ, trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đạt 19.37 triệu tấn, tăng 10.5% so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm 2018, thời tiết thuận lợi cho công tác khai thác của ngành than, do đó, các chỉ tiêu sản xuất của ngành đều có bước tăng trưởng so với cùng kỳ. Tình hình tiêu thụ của ngành cũng gặp nhiều thuận lợi, lượng tồn kho giảm nhiều so với đầu năm (đến 30/6 tồn kho của Tập đoàn TKV là 6.55 triệu tấn, giảm 2.47 triệu tấn so với đầu năm).

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, 6 tháng cuối năm 2018 là thời điểm bước vào mùa mưa lũ, do đó, hoạt động khai thác của ngành sẽ gặp khó khăn hơn. Điều kiện khai thác của các mỏ ngày càng khó khăn do các mỏ ngày càng khai thác xuống sâu và đi xa hơn, làm tăng cung độ vận chuyển, hệ số bóc đất đá đối với các mỏ lộ thiên; gia tăng áp lực mỏ lớn, khí, nước,… đối với các mỏ hầm lò nên đã làm tăng chi phí sản xuất than trong nước. Các loại thuế, phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh than liên tục tăng trong những năm gần đây dẫn đến giá thành sản xuất một tấn than tăng đã làm giảm sức cạnh tranh của than sản xuất trong nước so với than nhập khẩu.

Đối với các loại khoáng sản khác, tính chung 6 tháng năm 2018 khai thác quặng aptit đạt khoảng 1,457 nghìn tấn, giảm 6.3% so với cùng kỳ. Sản xuất Alumin ở mức 578.9 ngàn tấn tăng 95.6% so với cùng kỳ 2017.

Do thị trường quốc tế có dấu hiệu phục hồi, cùng với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khoáng sản của Chính phủ đã phát huy tác dụng, một số doanh nghiệp khoáng sản hoạt động trong lĩnh vực titan, quặng sắt tiêu thụ được các sản phẩm tồn kho.

Giá bán Alumin trên thị trường tăng cao nhất từ trước đến nay nên hoạt động sản xuất kinh doanh của hai dự án Alumin Tân Rai và Nhân Cơ đã có những chuyển biến tích cực đáng ghi nhận. Khai thác Alumin 6 tháng đầu năm tăng 95.6% so với cùng kỳ, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ và xuất khẩu với giá cao góp phần vào tăng trưởng của nhóm ngành khai khoáng.

Thái Hương

Fili

Các tin tức khác

>   EMG: Nghị quyết HĐQT (09/07/2018)

>   HBH: Nghị quyết HĐQT (09/07/2018)

>   BTB: CBTT lựa chọn đơn vị kiểm toán BCTC năm 2018 (09/07/2018)

>   BSD: CBTT về việc ký hợp đồng kiểm toán cho năm 2018 (09/07/2018)

>   LBC: Nghị quyết HĐQT (09/07/2018)

>   HAM: Ngày đăng ký cuối cùng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (09/07/2018)

>   HLE: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (09/07/2018)

>   LTG: Giải trình liên quan đến BCTC 2017 (09/07/2018)

>   LTG: Đính chính Báo cáo tài chính năm 2017 của công ty mẹ (09/07/2018)

>   LTG: Đính chính Báo cáo tài chính năm 2017 (09/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật