Thứ Bảy, 30/06/2018 08:19

Vàng thế giới sụt hơn 5% trong quý 2

Các hợp đồng vàng tương lai quay đầu tăng nhẹ trong ngày thứ Sáu (29/06), chấm dứt chuỗi 4 phiên lao dốc liên tiếp, nhưng vẫn sụt hơn 5% trong quý 2/2018, MarketWatch đưa tin.

Đà bán vàng chững lại khi đà tăng của đồng USD cũng chững lại trong ngày thứ Sáu, và kim loại quý hầu như giữ được đà tăng vào đầu phiên ngay cả sau khi dữ liệu từ Chính phủ cho thấy một thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đạt mức mục tiêu 2% trong tháng 5/2018. Dữ liệu này có thể hỗ trợ lập luận lãi suất sẽ được nâng thêm trong năm nay, một yếu tố thường tác động tiêu cực đến vàng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng vàng giao tháng 8 tiến 3.50 USD (tương đương 0.3%) lên 1,254.50 USD/oz. Hợp đồng này đã mất 1.3% trong tuần qua, giảm 3.8% trong tháng 6 và sụt 5.5% trong quý 2, dữ liệu từ FactSet cho thấy. Từ đầu năm đến nay, hợp đồng này cũng đã giảm hơn 4%.

Theo CNBC, cũng trong ngày thứ Sáu, hợp đồng vàng giao ngay cộng 0.45% lên 1,253.55 USD/oz.

Rob Haworth, Chiến lược gia đầu tư cấp cao tại US Bank Wealth Management, nhận định: “Giá vàng có khả năng vẫn chịu nhiều sức ép trong quý tiếp theo. Chúng tôi tin rằng Fed tiếp tục theo đuổi lộ trình nâng lãi suất và cắt giảm số dư trong bảng cân đối kế toán, qua đó cung cấp hỗ trợ cho đồng USD và gây sức ép lên kim loại quý”.

Vào ngày thứ Sáu, chỉ số đồng USD (ICE U.S. Dollar Index) – thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác – lùi 0.8%, nhưng vẫn nhích 0.1% trong tuần qua và tăng 0.7% trong tháng 6. Từ đầu năm đến nay, chỉ số này đã vọt 2.7%, dữ liệu từ FactSet cho thấy.

Gần đây giá vàng đã suy yếu ngay cả khi những tài sản có rủi ro hơn, bao gồm chứng khoán, cũng nhuốm sắc đỏ. Dow Jones, vốn thường tăng khi vàng sụt giảm, đã khởi sắc trong ngày thứ Sáu.

Vàng suy yếu ngay cả khi sự không chắc chắn về tăng trưởng toàn cầu cùng với những lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang – những yếu tố thường hỗ trợ cho vàng – ngày càng tăng.

Động thái hiện nay của vàng khiến một số nhà đầu tư nghi ngờ liệu vàng có thể đánh mất tính hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn truyền thống hay không.

Trong số các kim loại trên sàn Comex, hợp đồng bạc giao tháng 9 tiến 1% lên 16.198 USD/oz, nhưng vẫn giảm 1.6% trong tuần qua và gần 1.8% trong tháng 6.

Hợp đồng bạch kim giao tháng 10 nhích 0.3% lên 857.70 USD/oz. Trong tháng qua, hợp đồng này đã sụt 5.8%. Hợp đồng paladi giao tháng 9 vọt gần 2.2% lên 950.90 USD/oz, nhưng vẫn mất 3.6% trong tháng 6.

Trong khi đó, hợp đồng đồng giao tháng 9 lùi 0.2% xuống 2.966 USD/lb, qua đó góp phần nâng tổng mức giảm trong tháng lên 3.1%.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chứng chỉ quỹ SPDR Gold Trust mất 1.3% từ đầu tuần đến nay, còn chứng chỉ quỹ iShares Silver Trust tiến 0.7%.

Diễn biến giá vàng giao ngay 3 phiên vừa qua

Nguồn: Kitco

Diễn biến giá vàng giao ngay trên sàn New York

Nguồn: Kitco

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Ngoại tệ tăng "sốc": Giá bán ra vượt ngưỡng 23.000 đồng/USD (29/06/2018)

>   Vàng trong nước tiếp tục giảm sâu, rời xa mốc 37 triệu đồng mỗi lượng (29/06/2018)

>   Giảm liền 4 phiên, vàng thế giới ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong gần 5 tháng (29/06/2018)

>   Giá vàng hôm nay 28/6/2018: Vàng SJC giảm nhẹ 10 nghìn đồng/lượng (28/06/2018)

>   Vàng thế giới giảm liền 3 phiên (28/06/2018)

>   Xuất hiện “chữ thập tử thần” trên biểu đồ giá vàng thế giới (27/06/2018)

>   Vàng thế giới xuống thấp nhất trong hơn 6 tháng (27/06/2018)

>   Giá vàng miếng và USD cùng tăng (26/06/2018)

>   Vàng thế giới xuống đáy năm 2018 ngay cả khi đồng USD suy yếu (26/06/2018)

>   USD giảm, vàng vẫn không thể tăng nổi (23/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật