Thứ Tư, 27/06/2018 13:44

SeABank có “trả giá đắt” khi mua Tài chính Bưu điện?

Theo chia sẻ trước đó của Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT với báo giới thì tập đoàn này đã bán được Công ty Tài chính Bưu điện cho SeABank với giá bán cao hơn định giá của VNPT.

Ngày 22/6/2018, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTF) đã chính thức về chung “một nhà” với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank). Ngân hàng này nhận chuyển nhượng vốn góp tại PTF từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

PTF là công ty 100% thuộc sở hữu của Tập đoàn VNPT, được cấp phép thành lập vào tháng 10/1998 và là một trong những công ty tài chính đầu tiên của Việt Nam. Hiện PTF có vốn điều lệ 500 tỷ đồng và tổng tài sản tại thời điểm kết thúc năm 2017 đạt 347 tỷ đồng.

Theo chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành, Tập đoàn VNPT đã tiến hành bán đấu giá toàn bộ cổ phần tại PTF. Đầu tháng 2/2018, SeABank tham gia phiên đấu giá công khai mua cổ phần PTF của VNPT và là đơn vị trúng đấu giá cao nhất với mức giá 710 tỷ đồng.

Đầu tháng 2/2018, SeABank tham gia phiên đấu giá công khai mua cổ phần PTF của VNPT và là đơn vị trúng đấu giá cao nhất với mức giá 710 tỷ đồng.

Ngày 22/05/2018, Thống đốc NHNN đã có Quyết định chấp thuận việc mua bán, chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của Tập đoàn VNPT tại PTF cho SeABank.

Sau khi hoàn thành các thủ tục chuyển nhượng, ngày 22/06/2018, Tập đoàn VNPT chính thức bàn giao PTF cho SeABank. Theo đó, SeABank nhận chuyển giao toàn bộ mảng kinh doanh tài chính bao gồm: dịch vụ thanh toán; hỗ trợ tài chính; tư vấn doanh nghiệp; đầu tư tài chính; kinh doanh tiền tệ từ Tập đoàn VNPT bao gồm: cơ sở vật chất, hệ thống mạng lưới, nhân sự và có trách nhiệm kế thừa, phát triển dịch vụ sau bán hàng đối với toàn bộ các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của công ty Tài chính Bưu điện PTF.

Nói về thương vụ mua lại PTF, Ban lãnh đạo SeABank cho biết đây là bước đi chiến lược đầu tiên nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ bán lẻ và thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ dẫn đầu.

“Thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu của khách hàng ngày một tăng cao. Chính vì vậy SeABank đã quyết định mở rộng hoạt động ở lĩnh vực tài chính tiêu dùng thông qua công ty tài chính”, bà Lê Thu Thủy - Tổng giám đốc SeABank chia sẻ.

Nhiều vấn đề của PTF trước khi về với SeABank

Theo BCTC năm 2017 của PTF mới được VNPT công bố, doanh thu thuần đạt hơn 9.14 tỷ đồng, gấp 2.2 lần năm 2016. Lợi nhuận trước thuế gần cán mốc 40 tỷ đồng, gấp gần 3 lần; còn lợi nhuận sau thuế ghi nhận gần 33.7 tỷ đồng, gấp 2.5 lần năm trước.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2017

Nguồn: BCTC 2017 của PTF

Như vậy với việc bỏ ra 710 tỷ đồng mua lại PTF đầu tháng 2/2018, ước tính tại mức lợi nhuận năm 2017, SeABank đang định giá PTF ở mức P/E là 21, ngang ngửa với P/E ngành ngân hàng gần thời điểm mua lại.

Theo chia sẻ của ông Trần Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT hồi đầu tháng 2/2018 trước đó với báo giới, Tập đoàn đã bán đấu giá thành công Công ty Tài chính Bưu điện với giá bán cao hơn mức định giá VNPT đưa ra. Bởi giá khởi điểm VNPT đưa ra chỉ bằng với mức vốn điều lệ ban đầu của PTF là 500 tỷ đồng.

Tuy nhiên sức hấp dẫn và tiềm năng tăng trưởng của thị trường tài chính tiêu dùng còn rất lớn. Vì vậy không khó hiểu khi trước SeABank đã có rất nhiều ngân hàng đổ xô mua lại các công ty tài chính đang hoạt động để có một công ty tài chính của riêng mình. Được đề cập trong báo cáo của StoxPlus tại hội thảo Fiinpro talk 6 với chủ đề “Cổ phiếu ngân hàng Việt: Cơ hội và rủi ro khi đầu tư” diễn ra giữa tháng 4/2018, tổ chức này cho rằng các công ty tài chính thời gian qua mặc dù chưa được niêm yết nhưng đều có định giá khá hấp dẫn qua các thương vụ giao dịch cổ phần lớn hoặc M&A cho đối tác nước ngoài.

Vấn đề đáng chú ý ở đây lại là tình hình hoạt động không mấy khả quan của PTF trước khi được SeABank mua lại.

Theo bản công bố thông tin gửi các nhà đầu tư trước phiên đấu giá, vốn chủ sở hữu của PTF vào cuối năm 2015 và 2016 đều âm hàng chục tỷ đồng, đến giữa năm 2017 nâng lên 414 triệu đồng.

Trong BCTC năm 2017, công ty này lại gộp chung chỉ tiêu vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, đạt tới 347 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm. Như vậy, gần như toàn bộ trong số này là nợ phải trả.

Được biết, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2017 của PTF đạt gần 30.7 tỷ đồng, trong khi kết quả cả năm đạt 33.7 tỷ đồng. Mặc dù lợi nhuận cả năm khá cao so với cùng kỳ nhưng phần lớn lợi nhuận được tạo ra trong nửa đầu năm, nửa cuối năm chỉ đạt 3 tỷ đồng.

Thu Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Đề nghị phạt nguyên phó thống đốc Đặng Thanh Bình 4-5 năm tù (27/06/2018)

>   ACB miễn nhiệm Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Toại (27/06/2018)

>   Gom hơn 33.5 triệu cp, PYN Elite Fund trở thành cổ đông lớn của TPBank (27/06/2018)

>   BIDV 'chỉ bán nợ', nói cư dân Gia Phú đi tìm chủ đầu tư đòi quyền lợi (26/06/2018)

>   Eximbank tạm ứng 93 tỉ cho bà Chu Thị Bình (26/06/2018)

>   Ông Đặng Thanh Bình: Thống đốc là người quyết định cuối cùng! (26/06/2018)

>   Kiều nữ ngân hàng chiếm đoạt 50 tỷ đồng của 6 khách hàng (26/06/2018)

>   Eximbank tạm ứng 28 tỷ cho một khách hàng trong vụ 50 tỷ đồng bốc hơi (26/06/2018)

>   Xét xử nguyên Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình: Tổ giám sát VNCB thừa nhận có thiếu sót (26/06/2018)

>   Tín dụng: 'Thắt' vùng… nhạy cảm (?!) (26/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật