Nhịp đập Thị trường 26/06: Không đảo ngược được đà giảm
Mặc dù giao dịch về cuối phiên chiều khá tích cực nhưng các chỉ số thị trường vẫn không thể đảo ngược được đà giảm mạnh.
VN-Index kết phiên giao dịch giảm 7.5 điểm tương đương 0.76% xuống mức 983.02 điểm. HNX-Index giảm 0.96% xuống mức 110.92 điểm.
Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 154 mã tăng điểm và 249 mã giảm điểm.
Ngành bảo hiểm gây chú ý lớn nhất trong các nhóm ngành giảm điểm. Các cổ phiếu đầu ngành như BVH, BMI, PGI, PVI… đều sụt mạnh. Tuy nhiên, MIG lại tăng trưởng tốt.
Giá MIG đang tích lũy trong vùng 12,500-13,500. Việc mua vào trong vùng này đang được ủng hộ mạnh mẽ.
Biến động của MIG trong vòng 12 tháng qua
Bất ngờ lớn nhất là nhóm cổ phiếu sản phẩm cao su. Các cổ phiếu trong ngành như DRC, CSM, SRC… đều tăng tốt.
Ngành nông – lâm – ngư cũng khá nổi bật với sự tăng trưởng của HAG. Giá HAG hiện đang hướng đến mục tiêu 6,000-6,500.
Ngành khai khoáng cũng nằm trong số những ngành giảm mạnh. Giá PVD đã về lại đáy cũ lịch sử 12,500-13,500 nên dự kiến sẽ nhận được sự hỗ trợ mạnh tại đây.
Khối ngoại bán ròng 40.47 tỷ trên HOSE và bán ròng 11.58 trên HNX. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn trong thời gian tới thì rủi ro sẽ tăng lên.
14h: Hồi nhẹ nhờ chứng khoán châu Á
Các thị trường chứng khoán châu Á đã phục hồi dần dần nên ảnh hưởng tích cực đến tâm lý giới đầu tư.
Độ rộng thị trường vẫn còn nghiêng về bên bán với 120 mã tăng và 298 mã giảm.
Thị trường chứng khoán châu Á xóa bớt đà giảm trong phiên chiều. Đáng chú ý là chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã đảo chiều và tăng nhẹ trở lại. Điều này giúp nhà đầu tư bớt thận trọng và bắt đáy mạnh hơn.
Ngành sản phẩm cao su và nông – lâm – ngư vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu với sự tăng trưởng của những mã đầu ngành như DRC và HAG.
Ngành bảo hiểm vẫn còn giảm mạnh và luôn nằm trong top 3 các ngành giảm mạnh nhất thị trường từ đầu phiên sáng đến nay. Sự lao dốc của BVH, PGI, PVI… là khá mạnh.
Riêng BVH thì giá tiếp tục test vùng đáy cũ 78,000-84,000. Vùng này được đánh giá có độ tin cậy cao do test thành công nhiều lần trong quá khứ và có khối lượng tích lũy lớn.
Phiên sáng: Bên bán chiếm ưu thế lớn
Các mã cổ phiếu thuộc nhóm vật liệu xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm… giảm mạnh khiến thị trường chìm trong sắc đỏ.
Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 977.23 điểm, giảm 1.34%; HNX-Index dừng tại mức 110.4 điểm, tương đương mức giảm 1.42%.
Giao dịch trên cả hai sàn không quá sôi động cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang bi quan. Bên bán chiếm ưu thế với 102 mã tăng và 280 mã giảm.
Về nhóm ngành, sản phẩm cao su là nhóm nổi bật nhất thị trường. Nhóm này bứt tốc và dẫn đầu thị trường trong suốt phiên sáng. Sự tăng trưởng của DRC trong phiên hôm nay là rất đáng chú ý. Giá DRC đã trụ vững và tích lũy trong vùng hỗ trợ 18,000-20,500 nên sẽ còn tăng trưởng tốt.
Ngành nông – lâm – ngư cũng khá nổi bật với sự tăng trưởng của HAG. Giá HAG hiện đang hướng đến mục tiêu 6,000-6,500.
Biến động của HAG trong vòng 9 tháng qua
Ngành thực phẩm - đồ uống điều chỉnh mạnh khi SAB, VNM và MSN cũng lao dốc. Đây là dấu hiệu cho thấy ngành này có thể rơi vào xu hướng giảm trung hạn.
Ngành vật liệu xây dựng giảm mạnh nhất thị trường với sự đi xuống của HPG, HSG, NKG… Tuy nhiên, ngân hàng mới là ngành gây chú ý nhất trong các ngành giảm do ngành này có nhiều mã vốn hóa lớn và mang tính dẫn dắt.
10h45: Thu hẹp đà giảm nhưng vẫn còn bi quan
Mặc dù đà giảm đã thu hẹp nhưng bên bán vẫn còn chiếm ưu thế lớn.
Độ rộng toàn thị trường khá yếu với 108 mã tăng điểm và 246 mã giảm điểm. Điều này cho thấy bên bán tiếp tục chiếm ưu thế so với bên mua. Tuy nhiên, chênh lệch giữa số mã tăng và mã giảm đã thu hẹp dần.
Nhóm sản phẩm cao su bứt tốc và dẫn đầu thị trường. Sự tăng trưởng của DRC trong phiên hôm nay là rất đáng chú ý. Giá DRC đã trụ vững và tích lũy trong vùng hỗ trợ 18,000-20,500 nên sẽ còn tăng trưởng tốt.
Biến động của DRC trong vòng 18 tháng qua
Thực phẩm – đồ uống tiếp tục đi xuống mạnh với sự điều chỉnh đồng thời của MSN, SAB và VNM. Đây là điều hiếm khi xảy ra trong quá khứ.
Riêng MSN thì vùng 75,000-80,000 được đánh giá là rất mạnh. Việc mua vào trong vùng này đang được ủng hộ.
Biến động của MSN trong vòng 12 tháng qua
Mở cửa: Thị trường thế giới lại khiến giới đầu tư bi quan
Căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và các nền kinh tế hàng đầu khác đã tác động tiêu cực đến chứng khoán thế giới và kéo theo sự bi quan của giới đầu tư Việt Nam.
Độ rộng thị trường khá yếu vào đầu phiên khi có 76 mã tăng và 192 mã giảm. Điều này cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế so với bên mua.
VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) đang trong trạng thái premium nhưng FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) lại bị discount nên sẽ ảnh hưởng phức tạp đến thị trường trong ngắn hạn.
Bộ Tài chính Mỹ đang dự định kiểm soát các doanh nghiệp có ít nhất 25% quyền sở hữu của Trung Quốc trong việc mua lại các công ty công nghệ Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin, sau đó thông quan mạng Twitter đã cho biết những sự hạn chế này sẽ được áp dụng, không chỉ riêng đối với Trung Quốc, mà còn với tất cả những nước đang cố gắng đánh cắp công nghệ nước Mỹ. Tin tức này đã khiến thị trường chứng khoán thế giới chao đảo.
Chỉ có ngành công nghệ thông tin là tăng mạnh. Tất cả 19 ngành còn lại đều giằng co, đi ngang hoặc giảm khá mạnh.
Ngành vật liệu xây dựng giảm mạnh nhất thị trường khi triển vọng thị trường chung là khá bi quan. Các mã như HPG, HSG, NKG… đều đang giảm và có nguy cơ rơi vào điều chỉnh dài hạn.
Giá HSG vẫn tiếp tục giảm nhẹ dù trước đó đã có nhiều đợt giảm sốc. Mục tiêu điều chỉnh trong trung hạn là vùng 7,000-8,500.
Biến động của HSG trong vòng 3 năm qua
Thế Phong
FILI
|