Thứ Sáu, 15/06/2018 10:55

Dự thảo quản lý siêu thị: Bình mới, rượu cũ?

Sau khi phản ánh những quy định hết sức vô lý tại dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối, phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, để làm rõ thêm.

Các quy định về quản lý siêu thị, trung tâm thương mại tại dự thảo nghị định mới do Bộ Công Thương soạn thảo tiếp tục vấp phải phản ứng của các chuyên gia, doanh nghiệp. Ảnh: TẤN THẠNH

Phóng viên: Được biết, Bộ Công Thương vừa đổi tên dự thảo nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối thành dự thảo nghị định về quản lý và phát triển hạ tầng thương mại, ông có thể giải thích lý do của sự thay đổi này?

Chúng tôi cũng đã xin ý kiến địa phương, bộ ngành liên quan, hiệp hội ngành hàng. Kết quả cho thấy hầu hết các địa phương cho rằng cần thiết phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý lĩnh vực này.

Các ý kiến góp ý không chỉ dừng lại ở phạm vi và đối tượng điều chỉnh mà còn đặc biệt phản đối các quy định được cho là phản thị trường, cản trở doanh nghiệp (DN), như: quy định diện tích siêu thị, giờ đóng cửa, số lần khuyến mãi... Phải chăng bộ chưa tiếp thu các ý kiến đóng góp liên quan đến những nội dung này?

- Việc xin ý kiến để hoàn thiện dự thảo cần một quy trình. Hiện, chúng tôi mới làm đến bước điều chỉnh tên gọi gắn liền với đối tượng, phạm vi áp dụng. Còn các nội dung có nhiều ý kiến khác nhau như diện tích, thời gian đóng cửa…, chúng tôi sẽ tiếp tục xin ý kiến rộng rãi tất cả đối tượng bị tác động và cơ quan quản lý liên quan.

Tôi muốn giải thích thêm về nguyên do dẫn đến bản đề xuất xây dựng dự thảo nghị định có các quy định trên. Đó là dựa trên đề xuất thực tế từ các địa phương gửi về bộ. Mỗi địa phương có đề xuất khác nhau, chúng tôi chỉ tổng hợp lại để đưa ra lấy ý kiến chứ bản thân không quyết định.

Qua khảo sát, bản dự thảo lần thứ 2 với nội dung "bình mới rượu cũ" này tiếp tục vấp phải ý kiến phản đối cho rằng nó cản trở hoạt động của DN, ông đánh giá thế nào về những góp ý này?

- Tôi nói riêng về quy định giờ đóng cửa. Đúng là ở rất nhiều nước, siêu thị, trung tâm thương mại chỉ hoạt động trong giờ cao điểm, họ hoàn toàn không chịu trách nhiệm xã hội. Nhưng cũng có những nước bảo vệ người lao động, người tiêu dùng bằng cách quy định giờ đóng, mở cửa siêu thị và buộc DN phải chịu cả trách nhiệm xã hội. Thực tế, công nhân làm ca, nhiều người làm nghề dịch vụ có giờ giấc thất thường, không thể đi mua sắm trong giờ cao điểm. Chúng tôi nghĩ đến những điều này và đưa ra nội dung đóng cửa siêu thị sớm nhất lúc 22 giờ để vừa bảo đảm văn minh thương mại vừa phục vụ tối ưu người tiêu dùng.Tất nhiên, hiện vẫn chưa phải là quy định chính thức và còn nhiều ý kiến tranh cãi. Nếu sau khi lấy ý kiến rộng rãi mà mọi người vẫn cho rằng những quy định này cản trở hoạt động kinh doanh của DN thì chúng tôi sẽ nghiêm túc tiếp thu.

Bước lùi trong bán lẻ

Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú cho rằng những nội dung được nêu trong dự thảo như quy định diện tích siêu thị, hoạt động khuyến mãi… là quá chi tiết, thừa thãi và đặc biệt là làm mất quyền tự chủ của DN, mất quyền tự chủ của địa phương.

Mỗi địa phương có tình hình phát triển khác nhau nên có giờ đóng cửa có khác nhau, không thể quy định cứng được. Chuyện khuyến mãi cũng thế, tùy điều kiện, DN có thể triển khai quanh năm. Nếu áp đặt số lần thì vừa khiến người tiêu dùng thiệt thòi vừa làm DN không kích cầu bán hàng được để quay vòng vốn. Còn việc quy định diện tích siêu thị thì có thể sẽ chèn ép các DN vừa và nhỏ của Việt Nam, tạo điều kiện cho DN nước ngoài lấn tới.

Khi nêu ra những quy định quá chi tiết như thế, có thể lo ngại về việc tăng thêm điều kiện kinh doanh, tác động xấu đến DN trong bối cảnh họ đã hết sức khó khăn. "Bộ Công Thương là bộ tiên phong trong cắt giảm điều kiện kinh doanh nhưng lại "đẻ" ra thêm việc cho DN, chẳng khác nào cắt đuôi này lại mọc ra đuôi kia. Tôi đánh giá đây là một sự thụt lùi trong quản lý vĩ mô lĩnh vực bán lẻ. Chưa kể, dự thảo nghị định lại vượt cả quyền của nhiều luật khác" - vị chuyên gia này đánh giá.

Phương Nhung

NGƯỜI LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành duyệt điều chỉnh quy hoạch Tân Sơn Nhất (15/06/2018)

>   Đến 2020 xử lý dứt điểm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật (15/06/2018)

>   Bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại tố nhóm vận hành Trung Nguyên thao túng quyền lực, trục lợi cá nhân (15/06/2018)

>   Mua biệt thự triệu đô, Trịnh Xuân Thanh tiếp tục dính tội (15/06/2018)

>   Người Việt uống 4 tỉ lít bia/năm, lợi nhuận nước ngoài hưởng? (15/06/2018)

>   Trồng cây gì khi vỡ mộng cao su? (14/06/2018)

>   Nỗi ám ảnh thiếu tiền của các ứng dụng gọi xe Việt (14/06/2018)

>   Mỗi ngày người Việt "móc hầu bao" 58 tỷ đồng ăn rau quả Trung Quốc, Thái Lan (14/06/2018)

>   Tuyến metro Bến Thành - Tham Lương dự kiến tăng vốn gần gấp đôi (14/06/2018)

>   Thúc tiến độ dự án sân bay Long Thành (14/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật