DPM, DCM, LAS và SFG sẽ hưởng lợi nếu áp thuế VAT với phân bón trở về mức 5%?
Nếu Quốc hội thông qua việc điều chỉnh thuế VAT từ “không chịu thuế VAT” trở về “chịu 5% thuế VAT”, các công ty sản xuất phân bón sẽ có thể khấu trừ thuế VAT đối với chi phí sản xuất (ví dụ chi phí khí đầu vào, hiện đang chịu 10% thuế VAT), do đó giảm đáng kể tổng chi phí.
Theo nội dung được đề cập trong Bản tin công bố cuối tuần qua (07/06) của SSI Research, Bộ Tài chính (MOF) gần đây đã đưa ra ý kiến về việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các công ty sản xuất phân bón từ “không chịu thuế VAT” thành “chịu 5% thuế VAT”, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà sản xuất phân bón trong nước và bảo vệ thị trường trong nước trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ từ phân bón nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn cần được Quốc hội xem xét trong năm 2018.
Từ ngày 01/01/2015, thuế VAT đối với mặt hàng phân bón đã được điều chỉnh từ chịu 5% thuế VAT sang không chịu thuế VAT (theo Thông tư 71/2014/QH13). Điều này dẫn đến việc tăng chi phí sản xuất cho các nhà sản xuất phân bón trong nước. Nếu Quốc hội thông qua việc điều chỉnh thuế VAT từ “không chịu thuế VAT” trở về “chịu 5% thuế VAT”, các công ty sản xuất phân bón sẽ có thể khấu trừ thuế VAT đối với chi phí sản xuất (ví dụ chi phí khí đầu vào, hiện đang chịu 10% thuế VAT), do đó giảm đáng kể tổng chi phí.
Các công ty có khả năng hưởng lợi bao gồm DPM, DCM, LAS và SFG, chủ yếu sản xuất phân bón từ nguyên liệu cơ bản chứ không phải sản xuất phân bón tổng hợp từ phân đơn (như BFC sản xuất NPK bằng cách phối trộn urê, DAP và kali).
Vũ Hạ
FILI
|