Thứ Sáu, 22/06/2018 14:30

ĐHĐCĐ VPK: Năm 2018 dự báo vẫn lỗ, không chia cổ tức

ĐHĐCĐ thường niên 2018 của CTCP Bao bì Dầu thực vật (HOSE: VPK) diễn ra sáng ngày 22/06 đã thông qua chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 với dự báo lỗ và không chia cổ tức.

 

Năm 2019 dự kiến hòa vốn và bắt đầu có lời

Tại Đại hội, cổ đông đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến hoạt động và tình trạng lỗ của công ty.

Cổ đông: Nguyên nhân tại sao không tìm được khách hàng mới?

Giám đốc điều hành Lê Quốc Dũng: Không phải công ty không tìm được khách hàng mới mà là khách hàng mới tiêu thụ sản lượng thấp và khó thâm nhập. Do chi phí sản xuất cao, khấu hao nhà máy mới ở Bình Dương làm tăng giá thành sản phẩm nên khó tìm khách hàng mới. Hơn nữa, VPK bán hàng cho các công ty chứ không phải người tiêu dùng nên phải đeo bám khách hàng trong thời gian dài. Các khách hàng lớn như Sabeco, Pepsi, CocaCola thì công ty cung cấp bao bì chính là công ty con của họ. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ cho ngành sữa (được xem là ngành tiêu thụ chủ lực của công ty) thì sản lượng chia đều cho 5 nhà cung cấp khác nhau.

Cổ đông: Công ty liên tục báo lỗ và nhiều năm không chia cổ tức, công ty giải thích như thế nào về việc này?

Thành viên HĐQT Nguyễn Hồng Cường: Năm 2018 công ty gặp khó khăn, nhà máy mới ở Bình Dương chỉ sản xuất 20% công suất, trong khi điểm hòa vốn là phải đến 40% công suất. Tuy nhiên, dự kiến khả năng từ năm 2019 trở đi, công ty sẽ hòa vốn và sẽ bắt đầu có lời.

Cổ đông: Công ty có kế hoạch bán khu đất ở quận 12 hay không?

Giám đốc điều hành Lê Quốc Dũng: Hiện, khu đất ở quận 12 đang trống. Công ty đang bàn với các đối tác để sang nhượng, thu hồi vốn trả bớt nợ ngân hàng.

Kết thúc buổi thảo luận, bà Nguyễn Thị Xuân Liễu - Chủ tịch HĐQT chia sẻ, hiện công ty đang gặp khó khăn do không kiểm soát được chi phí khi xây dựng nhà máy mới ở Bình Dương trong khi đơn hàng còn ít, không lường hết được cạnh tranh và biến động của thị trường. Bà Liễu cho biết HĐQT cũng rất trăn trở về điều này và mong cổ đông thấu hiểu, đồng hành cùng công ty.

Kế hoạch năm 2018 lỗ sau thuế 24 tỷ đồng và không chia cố tức

Năm 2018, VPK đặt kế hoạch doanh thu 150 tỷ đồng, lỗ sau thuế 24 tỷ đồng và không chia cổ tức.

Các yếu tố được nhận định sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh năm 2018 là ngành bao bì ngày càng khó khăn với tình trạng cạnh tranh gay gắt và quyết liệt hơn. Giá nguyên nhiên vật liệu tiếp tục tăng so với năm 2017, trong khi giá bán có xu hướng giảm nhẹ hoặc ổn định để phát triển khách hàng và giữ thị phần.

Về phía công ty, Nhà máy bao bì Bình Dương mới đi vào hoạt động nên những năm đầu chưa khai thác được thị trường (khoảng 20% công suất thiết kế); vốn đầu tư chủ yếu là vốn vay dài hạn ngân hàng nên chi phí tài chính cao, khấu hao cao, các chi phí trước hoạt động phải phân bổ vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định. Mặt khác, công ty có đặc thù là doanh nghiệp sản xuất hàng phụ trợ nên phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp khác, tốc độ tăng trưởng chậm của một số khách hàng làm ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ.

Năm 2017 lỗ hơn 33 tỷ đồng

Năm 2017, VPK đạt doanh thu gần 162 tỷ đồng, chỉ bằng 80% so với năm 2016. Lỗ sau thuế hơn 39 tỷ đồng, gấp hơn hai lần so với kế hoạch lỗ 18.5 tỷ đồng. Các chỉ số tài chính đều giảm sút mạnh so với năm trước, tỷ suất LNST/ vốn điều lệ, ROA, ROE đều âm. Vì vậy, công ty không chia cổ tức trong năm 2017.

Theo giải trình của công ty, nguyên nhân chủ yếu không đạt kế hoạch doanh thu, lợi nhuận năm 2017 do nhu cầu bao bì của một số khách hàng giảm sút, khách hàng chủ lực của công ty có thêm nhà cung cấp nên thị phần bị chia sẻ và các nhà cung cấp giảm giá bán để cạnh tranh chiếm thị phần.

Bên cạnh đó, chi phí tài chính tăng do công ty tập trung nguồn lực đầu tư dự án Nhà máy bao bì Bình Dương và phải vay thêm vốn để xây dựng nhà máy. Trong khi sản lượng chưa khai thác hết công suất (khoảng 20%) thì trong năm lại gánh các phí di dời nhà máy quận 12 về Bình Dương, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ giảm dẫn đến chi phí sản xuất chung trong giá thành đơn vị sản phẩm tăng làm lợi nhuận giảm.

Tính đến cuối năm 2017, tổng tài sản của VPK là 375 tỷ đồng, giảm gần 33 tỷ đồng so với đầu năm (giảm 8%). Trong khi đó, nợ phải trả tăng gần 7 tỷ đồng (tăng 2.8%) do tăng vay ngân hàng và nợ người mua trả tiền trước. Vốn chủ sở hữu giảm hơn 39 tỷ đồng, tương ứng giảm 25%, do kinh doanh bị lỗ.

 Gia Nghi

FILI

Các tin tức khác

>   TCH: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền mặt (21/06/2018)

>   VNA: Nghị quyết HĐQT về việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2018 (21/06/2018)

>   Techcom Securities bị phạt hơn 700 triệu đồng tiền thuế (21/06/2018)

>   PIS: Công bố thông tin đơn vị kiểm toán thực hiện soát xét BCTC bán niên và kiểm toán năm 2018 (21/06/2018)

>   POW: Công bố thông tin về việc tổ chức ĐHĐCĐ lần thứ nhất (21/06/2018)

>   VNA: Công bố về việc ký hợp đồng với Công ty kiểm toán BCTC năm 2018 (21/06/2018)

>   SEA: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (21/06/2018)

>   PEC: Thông báo về việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2018 (21/06/2018)

>   HFT: Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC 2018 (21/06/2018)

>   HNX: Danh sách chứng khoán đăng ký giao dịch của Bảng Cảnh báo nhà đầu tư tại ngày 22/06/2018 (21/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật