Thứ Hai, 11/06/2018 22:03

Đà Nẵng lấy ý kiến chuyên gia về bản quy hoạch thành phố

UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý về “Quy hoạch phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn năm 2045”.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thành

Tham dự hội thảo có các chuyên gia về quy hoạch, quản lý đô thị trong nước và quốc tế, cùng lãnh đạo các địa phương, sở ngành của thành phố.

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết: đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố nhằm mục tiêu rà soát điều chỉnh, bổ sung tiêu chí và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực của Quy hoạch tổng thế thành phố đến năm 2020 cho phù hợp với nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI; xây dựng một số định hướng chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 để tạo động lực phát triển, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế; xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp huy động vốn để đầu tư xây dựng, thúc đẩy thành phố phát triển theo hướng bền vững, chính sách và giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển theo quy hoạch…

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ông Huỳnh Đức Thơ trao đổi với các chuyên gia đến từ Singapore bên lề hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thành

Ông Bùi Văn Tiếng (Chủ tịch hội khoa học lịch sử thành phố Đà Nẵng) trong phần đóng góp ý kiến của mình nêu rõ: phải tránh hiểu nhầm trong việc cần xem xét yếu tố Trung Quốc trong quá trình phát triển Đà Nẵng hoàn toàn khác với thái độ kỳ thị. Yếu tố Trung Quốc trong sự phát triển chung của Việt Nam và Đà Nẵng nói riêng theo ông Tiếng là một thực tế khách quan, không muốn đề cập cũng không được khi mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép biển đảo của Đà Nẵng hàng chục năm nay.

Ông Tiếng cũng cho rằng: cần hết sức thận trọng vấn đề đô thị biển trên vịnh Đà Nẵng, bởi vịnh nhỏ, xung quanh nhiều núi đá bao bọc, cơ chế thủy văn cũng khác hoàn toàn so với các nơi khác trên thế giới. Vinh Đà Nẵng nếu bị thu hẹp chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của sông Hàn. Việc hút cát tại chỗ để bồi lấp chắn sẽ gây sạt lở bờ biển, ảnh hưởng đến môi trường. Riêng vấn đề phát triển huyện Hòa Vang cho rằng  “thành phố chưa nhìn nhận nghiêm túc” ông Tiếng đề nghị: phải coi Hòa Vang là điểm đi tới chứ không thể coi là điểm đi lùi trong quá trình phát triển của thành phố.

Ông Bùi Văn Tiếng trình bày ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thành.

T.S Huỳnh Thế Du (Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, thành viên nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng) cho rằng: trong thời gian qua Đà Nẵng có nhiều nỗ lực lớn, nhận được ưu ái rất nhiều từ Trung ương. Tuy nhiên Đà Nẵng đang tụt hậu một cách tương đối so với các địa phương dẫn đầu trong cả nước. Cụ thể, ông Du dẫn chứng dù dân số tăng nhanh nhưng tỷ lệ việc làm trong doanh nghiệp ở mực trung bình. Mức tăng thu chi ngân sách Đà Nẵng đứng vào nhóm thấp, nguyên nhân trong thời gian dài ngân sách thành phố phụ thuộc vào nguồn thu từ đất. Ngoài ra, thu nhập của doanh nghiệp và thu nhập cá nhân ở Đà Nẵng còn ở mức hạn chế… Do đó, Đà Nẵng còn có cách tiếp cận mới để khắc phục các hạn chế, khó khăn trong quá trình phát triển.

Trong khi đó, ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Đà Nẵng cần tăng cường tính liên kết vùng, trong quá trình phát triển phải thể hiện vai trò “đầu tàu” của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đà Nẵng cần quy hoạch phát triển giáo dục để biến thành phố thành trung tâm đào tạo mang tầm quốc tế, nơi đào tạo nhân lực cho khu vực Asean. Ngoài ra, việc phát triển thủy sản Đà Nẵng cần tính toán việc phát triển tại khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi… để hạn chế áp lực ô nhiễm, nơi neo đậu… cho cảng cá Thọ Quang .

Kết luận hội thảo, ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết: những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, lãnh đạo các địa phương hết sức quan trọng. Để hoàn chỉnh báo cáo dự thảo thảo quy hoạch TP đến năm 2030, tầm nhìn 2045, nhóm nghiên cứu cần ghi nhận các ý kiến ý tưởng, chọn lọc các giải pháp tại hội thảo. Trong đó tập trung bổ sung thêm việc đánh giá năng lực cạnh tranh ở cấp địa phương và doanh nghiệp; làm rõ thêm tầm nhìn, quan điểm  và mục tiêu  phát triển, lựa chọn phương án đột phá cho thành phố, thể hiện khát vọng của thành phố trong thời gian tới.

Ông Minh cũng cho biết: định hướng phát triển không gian đô thị của thành phố Đà Nẵng cần bám sát nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045. Cần cân nhắc kỹ lựa chọn 5 trụ cột kinh tế, gắn liền với các dự án trọng điểm phát triển thành phố trong thời gian tới. Sau khi báo cáo quy hoạch được thông qua thì nhóm nghiên cứu cần triển khai giải pháp thực hiện vào thực tiễn, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố trong bối cảnh mới.

Nguyễn Thành

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Quốc hội lùi Luật đặc khu, kêu gọi người dân bình tĩnh (11/06/2018)

>   Trình Quốc hội xem xét lùi thời gian thông qua Luật đặc khu (09/06/2018)

>   Chính phủ thống nhất lùi thời gian trình dự án Luật Đặc khu (09/06/2018)

>   TP HCM thu hồi hơn 1 ha đất vàng tại quận 7 (08/06/2018)

>   Thủ tướng: Sẽ điều chỉnh lại thời gian thuê đất đặc khu (07/06/2018)

>   'Thành lập 3 đặc khu, Hà Nội và TP.HCM vẫn là đầu tàu kinh tế' (07/06/2018)

>   Bí thư Kiên Giang: Tình hình đất đai ở Phú Quốc có chuyển biến tốt (07/06/2018)

>   Tp.HCM muốn đền bù đất đai theo giá thị trường (07/06/2018)

>   Chưa rõ cú hích từ đặc khu! (07/06/2018)

>   Nghị định 63 về PPP: Những vướng mắc lớn sẽ được tháo gỡ (06/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật