Thứ Hai, 21/05/2018 15:37

Thị trường fintech của Việt Nam sẽ đạt 8 ngàn tỷ USD vào năm 2020?

Ảnh hưởng của công nghệ tài chính (fintech) đang gia tăng khắp toàn cầu. Theo PricewaterhouseCoopers, các công ty khởi nghiệp fintech đã thu hút hơn 40 tỷ USD đầu tư trong 4 năm qua, và các tổ chức cũ đang bắt đầu thích hợp tác với các công ty nhạy bén và ưu tiên ứng dụng kỹ thuật số.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đạt gần 15 tỷ USD đầu tư fintech từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2017. Không cần phải nói, cơ hội trong fintech là có thật - và Việt Nam đang thâm nhập vào thị trường này.

Ảnh hưởng của công nghệ tài chính (fintech) đang gia tăng khắp toàn cầu.

Bất cứ điều gì cũng có thể

Thị trường fintech của Việt Nam đã chạm mốc 4.4 tỷ USD trong năm 2017, và sẽ đạt 7.8 tỷ USD vào năm 2020, theo nghiên cứu từ Solidiance, một công ty tư vấn tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong một báo cáo được công bố gần đây có tên là "Mở khóa tiềm năng tăng trưởng fintech của Việt Nam", Solidiance cho rằng mức tăng đó là nhờ vào nhiều yếu tố, gồm tỷ lệ người sử dụng internet và điện thoại thông minh cao ở các trung tâm đô thị, sự phổ biến ngày càng tăng của ví điện tử, mức thu nhập và sức tiêu dùng tăng, và lĩnh vực thương mại điện tử đang tăng trưởng.

Công ty này cũng ghi nhận Chính phủ Việt Nam đang tạo ra một "khung pháp lý ngày càng mang tính hỗ trợ" thông qua việc thành lập Ban chỉ đạo fintech cùng với các biện pháp khác. Nếu Chính phủ thành công trong kế hoạch đạt được tỷ lệ thâm nhập vào ngành ngân hàng là 70% trong vòng hai năm tới, thì điều đó có thể đẩy nhanh thêm thị trường fintech, nơi các công ty khởi nghiệp đang tạo ra các giải pháp như những dịch vụ ngân hàng “rất phong cách”, cùng một loạt giải pháp thanh toán kỹ thuật số và ví điện tử.

Michael Sieburg, đồng sở hữu tại Solidiance, nói rằng nhiều điều sẽ phụ thuộc vào các động thái của nhà nước trong vài năm tới. "Điều quan trọng là phải thừa nhận sự phát triển của Ban chỉ đạo fintech của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là một bước đi quan trọng và minh họa cho cách tiếp cận nghiêm túc của Chính phủ để phát triển một khuôn khổ có thể dẫn dắt ngành này phát triển. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng cần giải quyết là tốc độ mà các sản phẩm và dịch vụ mới có thể nhận được hướng dẫn pháp lý để chúng có thể hoạt động với khả năng dự đoán và giảm rủi ro tuân thủ".

Ông lưu ý rằng thời gian phê duyệt dài đối với giấy phép có thể cản trở sự đổi mới và sự xuất hiện của Việt Nam như một quốc gia dẫn đầu về fintech. "Tìm được sự cân bằng giữa khuyến khích đổi mới trong khi vẫn bảo vệ lợi ích công cộng sẽ là điểm mấu chốt", Sieburg nói.

Nỗ lực hướng đến kỹ thuật số

Theo Solidiance, hiện tại, các giải pháp thanh toán kỹ thuật số chiếm 89% thị trường fintech ở đây. Tuy vậy, công ty này dự đoán rằng các lĩnh vực tài chính cá nhân và doanh nghiệp sẽ lần lượt tăng 31.2% và 35.9% vào năm 2025. Tăng trưởng đó sẽ được thúc đẩy một phần nhờ vào nỗ lực hạn chế các giao dịch dựa trên tiền mặt của Chính phủ. Năm ngoái, Việt Nam đã công bố một kế hoạch giảm giao dịch tiền mặt tại các trung tâm mua sắm, cửa hàng tạp hóa và các nhà phân phối xuống dưới 10% vào năm 2020.

Trước khi điều đó có thể xảy ra, số liệu thống kê tài chính dành cho tất cả mọi người của Việt Nam cần phải tăng lên. Theo Ngân hàng Thế giới, tính đến năm 2014, chỉ có 31% người trưởng thành có tài khoản giao dịch chính thức. Có một vài lý do chính đáng cho việc này, trong đó gồm chi phí cao, thiếu các dịch vụ tài chính ở những khu vực gần với người tiêu dùng và sự hoài nghi của ngành tài chính.

Điện thoại di động là chất xúc tác

Sieburg cho rằng quá trình tài chính dành cho tất cả mọi người sẽ được trợ giúp bởi tỷ lệ người dân dùng điện thoại thông minh cao của Việt Nam. Tính đến năm 2017, Việt Nam đã có 84% dân số sử dụng điện thoại thông minh. Các ứng dụng thanh toán kỹ thuật số có thể giúp thu hút người tiêu dùng chưa được tiếp cận với các hệ thống ngân hàng chính thức, mở đường cho một xã hội không - hoặc ít - phụ thuộc vào tiền mặt hơn. "Các khoản thanh toán kỹ thuật số có thể không những làm biến đổi thị trường bán lẻ và thanh toán hóa đơn mà còn thay đổi cả việc thanh toán cho các dịch vụ công cũng như việc thanh toán từ Chính phủ đến người dân, vốn đang là một thách thức ở một số khu vực nông thôn, nơi mà sự thâm nhập của lĩnh vực ngân hàng còn kém phát triển hơn”, Sieburg nói.

Có rất nhiều việc phải làm nếu Việt Nam thực hiện những tham vọng về fintech  nhưng Sieburg dự đoán sẽ có những chuyển biến lớn trong tương lai của Việt Nam. "Trong thập kỷ tới, Việt Nam sẽ nổi lên như một ‘nhà lãnh đạo’ ở khu vực trong việc phát triển các giải pháp sáng tạo fintech”, ông nói. "Có quá nhiều năng lượng ở đây. Với một dân số đang háo hức áp dụng công nghệ và một sự đổi mới được thúc đẩy bởi những con người trẻ trung, sôi nổi, rành công nghệ, tôi háo hức chờ xem những gì sắp diễn ra ở đây".

Từ cộng đồng khởi nghiệp hối hả đến sáng kiến ​​đổi mới trong các tổ chức truyền thống, Sieburg hiện thấy được những dấu hiệu của sự tăng trưởng thực sự. Cùng với một hệ sinh thái điều hành ngày càng mang tính hỗ trợ, có lý do chính đáng để nghĩ rằng ngành fintech của Việt Nam là một trong những lĩnh vực đáng được chờ xem.

Nhã Thanh (Theo Forbes)

FILI

Các tin tức khác

>   Chỉ có 97 ô tô con được nhập về Việt Nam tuần qua (19/05/2018)

>   Xe ô tô biếu tặng Nhà nước sẽ phải định giá theo giá thị trường (17/05/2018)

>   Hiện tượng lạ: Toyota Fortuner đã qua sử dụng đắt hơn xe mới (17/05/2018)

>   Ôtô Thái Lan “gánh” cả thị trường ôtô nhập khẩu (15/05/2018)

>   FPT xin phép thử nghiệm vận hành ôtô công nghệ tự lái (14/05/2018)

>   Một thập kỷ, hai thái cực ôtô nhập khẩu (11/05/2018)

>   Hãng Lexus chỉ bán được 3 chiếc xe trong 3 tháng (10/05/2018)

>   Xe nhập khẩu thua “toàn tập” trong cuộc cạnh tranh không cân sức (10/05/2018)

>   Xe Nhật, xe Đức hưởng thuế 0%: Ô tô hạng sang giảm giá mạnh (07/05/2018)

>   Siêu xe 2 bánh (06/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật