Thứ Sáu, 04/05/2018 21:31

Sau loạt thoái vốn đình đám, HVG tiếp tục buông cục lỗ FBT

HĐQT CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) vừa có quyết định thoái toàn bộ hơn 2.72 triệu cp, tương ứng 18.16% vốn tại CTCP Xuất nhập khẩu Lâm Thủy sản Bến Tre (FBT) sau 8 năm gắn bó.

Như vậy, sau khi thoái 100% vốn tại CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) cho nhóm công ty thuộc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), 47% vốn CTCP Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (VTF) cho Tập đoàn Vingroup (VIC) và thanh lý một số bất động sản ở TPHCM, bây giờ đến lượt FBT sẽ về tay ai?

Tại ĐHĐCĐ 2018 vừa qua, Chủ tịch Dương Ngọc Minh cho biết, Công ty đang tiến hành tái cơ cấu hoàn toàn, gom vốn lại để thực hiện 2 nhiệm vụ chính là nuôi trồng và chế biến cá tra. Như vậy, khả năng sau thương vụ này, vào tháng 9 tới HVG cũng sẽ chuyển giao dự án nuôi heo cho một đối tác khác mà không phải là Vingroup theo khẳng định của ông Minh.

Với việc tái cơ cấu như vậy, HVG đặt mục tiêu năm 2018 với tổng doanh thu hợp nhất 4,000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng. Tuy nhiên với con số này, cũng không ít cổ đông hoài nghi bởi nhiều năm trước ông chủ HVG cũng đã từng mạnh miệng đưa ra những kế hoạch lãi lớn nhưng cuối cùng cũng khiến cổ đông thất vọng với con số lỗ lũy kế tính đến cuối tháng 9/2017 gần 424 tỷ đồng.

* ĐHĐCĐ 2018: Sau nhiều biến cố, HVG bán hết bất động sản, dự án nuôi heo, một phần vùng nuôi... chỉ tập trung vào cá tra

FBT là ai?

FBT lên sàn HOSE vào tháng 1/2008, sau đó đến năm 2011 thì HVG mua vào 18% vốn từ việc thoái vốn của Tổng Công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) trong bối cảnh Công ty này kinh doanh thua lỗ 2 năm liền. Vậy nhưng, vào đầu năm 2012, ông Dương Ngọc Minh tuyên bố sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại FBT lên 58% nhằm tận dụng gần 1,000 ha nuôi trồng của Công ty này để tiến hành nuôi tôm, một lĩnh vực mà HVG đang bỏ ngỏ. Tuy nhiên, có lẽ sự khó khăn của thị trường trong thời gian đó khiến dự định này chưa thực hiện được và FBT đã quay trở lại tình trạng thua lỗ trong năm 2012 với 55 tỷ đồng.

Sau vài năm gián đoạn, tới năm 2016, FBT công bố có lãi hơn 2 tỷ đồng, tuy nhiên lỗ lũy kế vẫn không thuyên giảm mà còn tăng lên con số 470 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm 153 tỷ đồng.

Các chỉ số tài chính của FBT thời gian qua
Đvt: Triệu đồng

Theo đó, đến tháng 6/2013, FBT bị hủy niêm yết bắt buộc do lỗ lũy kế đến cuối năm 2012 hơn 291 tỷ đồng vượt quá vốn điều lệ thực góp 150 tỷ đồng. Tại thời điểm rời sàn, FBT dừng tại mức 4,700 đồng/cp.

Biến động cổ phiếu FBT thời gian trước khi bị hủy niêm yết

Hoàng Nguyên

Fili

Tài liệu đính kèm:
20180504_20180504 - HVG - NQ HDQT ve Ky HD kiem toan va thoai von FBT.pdf
Các tin tức khác

>   PVC: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 (04/05/2018)

>   ACV: Báo cáo tài chính quý 1 năm 2018 (tổng hợp và hợp nhất) (04/05/2018)

>   DVN: Báo cáo tài chính quý 1 năm 2018 (hợp nhất) (04/05/2018)

>   NTP: Nghị quyết HĐQT (04/05/2018)

>   MST: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 (04/05/2018)

>   ASM: BCTC Hợp nhất quý 1 năm 2018 (04/05/2018)

>   ASM: BCTC quý 1 năm 2018 (04/05/2018)

>   CTD: Thông báo ngày ĐKCC tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 (04/05/2018)

>   DGW: Nghị quyết HĐQT về việc thay đổi Kế toán trưởng (04/05/2018)

>   PVS: Báo cáo tài chính quý 1/2018 (04/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật