Thứ Ba, 08/05/2018 11:13

Quỹ ngoại đã vơi bao nhiêu tiền trong tháng 4?

Thị trường chứng khoán tháng 4 khiến nhiều nhà đầu tư chao đảo, trong đó những gương mặt “cộm cán” quỹ đầu tư nước ngoài cũng phải chịu cảnh tài sản vơi đi ít nhiều.

Tháng 4 thị trường chứng khoán “chênh vênh” khi VN-Index “bay” hơn 146 điểm xuống mức 1,050.26 điểm (sau đó giảm tiếp xuống 1,026.8 điểm vào ngày 04/05), xóa đi đáng kể thành quả tăng điểm từ đầu năm tại mức hơn 995 điểm). Đáng nói là đỉnh từ đầu năm đến nay của VN-Index cũng nằm trong tháng 4 khi vượt mốc 1,200 điểm vào ngày 09/04.

Và tháng 4 không chỉ khiến nhiều nhà đầu tư nói chung mất tiền mà cũng đã làm vơi đi đáng kể tài sản của những quỹ ngoại “cộm cán” trên sàn thuộc quản lý của Dragon Capital và VinaCapital.

Biểu đồ VN-Index và NAV của VEIL đến tháng 4/2018

Hiện giá trị tài sản ròng (NAV) của Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) - quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý và VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Limited (VOF) thuộc VinaCapital đều trên ngưỡng tỷ USD, bỏ xa nhiều quỹ đầu tư khác trên thị trường Việt Nam. Đây cũng là những quỹ đầu tư thu về kết quả tăng trưởng ấn tượng trong năm 2017. Tuy nhiên khi thị trường lao dốc, tài sản của những “ông lớn” này cũng “ra đi” đáng kể.

Tính đến ngày 26/04/2018, Quỹ VEIL có NAV đạt hơn 1.64 tỷ USD, tăng 90 triệu USD so với đầu năm (1.55 triệu USD), tuy nhiên riêng trong tháng 4 quỹ này vơi bớt 180 triệu USD so với đầu tháng. Trong khi đó, NAV của VOF là 1.11 tỷ USD, cũng vơi đi 110 triệu USD so với mốc 1.22 tỷ USD hồi cuối tháng 3/2018 (và chỉ còn tăng 15 triệu USD so với đầu năm).

Với VEIL, top 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ này chiếm gần 50% giá trị danh mục gồm ACB, MWG, MBB chiếm tỷ trọng cao nhất lần lượt là 7.51%; 6.36%; 5.84%, còn lại là những cổ phiếu như KDH, VNM, SAB,GAS

Top 10 khoản đầu tư của VEIL (tính đến ngày 26/04) và VOF (tính đến 31/03)

Còn VOF chưa công bố chi tiết báo cáo của tháng 4, nhưng theo công bố đến cuối tháng 3, quỹ lớn nhất này của VinaCapital có những khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục như các mã HPG, VNM, ACV, PNJ, KDH, VJC, EIB, QNS, BSR.

Tuy nhiên, nhiều mã trong danh mục đầu tư của các quỹ này đã giảm mạnh trong tháng 4 vừa qua, là nhân tố không nhỏ làm vơi đi đáng kể khối tài sản mà quỹ quản lý.

Chỉ tính riêng trong tháng 4 này, thị giá cổ phiếu ACB đã giảm gần 14% so với tháng trước và dừng ở mức 41,500 đồng/cp (ngày 27/04). MBB cũng không khá hơn khi giảm gần 19% và tạm ở mức 29,900 đồng/cp.

Các khoản đầu tư khác cũng ghi nhận dấu hiệu sụt giảm, trong đó VNM giảm 6%, SAB giảm gần 11%, GAS giảm 18%, ACV giảm gần 17%, HPG giảm gần 9%, FPT giảm hơn 7%... trong tháng 4/2018.

Biến động giá một số mã cổ phiếu giảm trong tháng 4/2018

Ngoài những mã đã giảm như HPG, VNM, ACV cũng không khá hơn khi giảm đến 35% chỉ trong vòng tháng 4 và dừng ở mức 187,000 đồng/cp (ngày 17/04), PNJ cũng giảm 16% xuống mốc 171,000 đồng/cp (ngày 27/04).

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   PYN Elite Fund hoạt động sôi nổi, lực mua bán cân bằng (07/05/2018)

>   Các quỹ đầu tư đảo chiều gom hàng trước kỳ nghỉ lễ (02/05/2018)

>   Quỹ đầu tư tập trung thoái vốn tại NDN, VGC, HAH (23/04/2018)

>   Gần 13 triệu USD được rót vào VNM ETF trong tuần qua (17/04/2018)

>   Chiến lược của VCBF trong năm 2018 sẽ như thế nào? (17/04/2018)

>   PYN Elite Fund, Dragon Capital giao dịch sôi động, nhiều quỹ gom hàng với số lượng lớn (16/04/2018)

>   VinaCapital, Dragon Capital và PYN Elite Fund liên tục “đảo hàng” (09/04/2018)

>   Quỹ VOF rót 10 triệu USD mua cổ phần CenLand (04/04/2018)

>   SSIAM, Dragon Capital đồng loạt thoái vốn (02/04/2018)

>   Dragon Capital "khát bia" (29/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật