Thứ Tư, 30/05/2018 14:01

Nhịp đập Thị trường 30/05: Áp lực điều chỉnh từ các ông lớn

Tuy suy giảm nhẹ nhưng VN-Index biến động mạnh trong phiên trước áp lực gia tăng trên các ông lớn.

VN-Index kết phiên giao dịch tại 948.50 điểm, giảm 0.39%. HNX-Index có diễn biến tương tự nhưng kém tích cực hơn, chỉ số điều chỉnh 1.05% về 111.70 điểm. Giá trị khớp lệnh cả hai sàn đạt hơn 4,069.2 tỷ đồng.

Chỉ còn 08/20 nhóm ngành đi lên với độ rộng toàn thị trường ở mức yếu khi có 192 mã tăng và 223 mã giảm, hàm ý bên bán vẫn tỏ ra quyết liệt trên diện rộng.

Thực phẩm - đồ uống tạo áp lực chính với thị trường khi điều chỉnh mạnh. Bên bán tập trung vào VNM, trong khi MSN, SAB đã hồi phục về tham chiếu. Hiện VNM, đang dao động trong vùng 160,000-170,000, nếu có thể tích lũy được trong vùng này thì giai đoạn tăng trưởng có thể quay lại trên giá.

Dầu khí phản ứng tiêu cực với sự đi xuống của giá dầu thế giới, các đại gia trong ngành đều rung lắc mạnh, đặc biệt là GAS. Giá giảm sàn và trống bên mua với hơn 1.1 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Hỗ trợ mạnh trong thời gian tới có thể là vùng giao dịch dày đặc trong tháng 11/2017 (quanh mốc 80,000).

Sự đảo chiều của hai cổ phiếu họ Vin (VIC, VHM) tạo hiệu ứng tích cực, giúp chỉ số tránh được phiên giảm sâu. Bên cạnh đó, dòng tiền còn có xu hướng chảy vào một số cổ phiếu có mức biến động lớn trong quá khứ như: ROS, HARTCH. Trong đó, TCH hình thành giai đoạn tích lũy khi gặp khó quanh mốc 30,000 (đỉnh cao lịch sử).

Nguồn cung cổ phiếu xuất hiện trên nhóm ngân hàng làm ngành biến động và phân hóa. Sắc xanh chỉ còn duy trì trên một số cổ phiếu như: VCB, HDBVPB. HDB có sự phục hồi tốt nhất, tăng 4.7%.

14h: Giằng co quyết liệt

VN-Index giằng co quyết liệt đầu phiên chiều. Áp lực từ nhóm thực phẩm - đồ uống vẫn còn.

Thực phẩm - đồ uống tiếp tục chìm trong sắc đỏ và kéo chỉ số đi xuống, tâm điểm của bên bán là các cổ phiếu đầu ngành (VNM, MSN, SAB). SAB chịu nguồn cung lớn và mất sắc xanh, giá giảm trên 2%, hỗ trợ mạnh trong ngắn hạn là mốc 220,000 (đáy tháng 02/2018).

Bất động sản thu hẹp đà suy yếu nhờ dòng tiền gia tăng trên cổ phiếu đầu ngành. VIC quay lại gần tham chiếu qua đó tạo hiệu ứng tích cực lên thị trường chung. Đáng chú ý là dòng tiền vẫn hỗ trợ tốt cho ROS và HAR giúp hai cổ phiếu này bứt phá. Hiện HAR đã tăng trần và trống bên bán.

Ngân hàng vẫn là động lực chính nâng đỡ thị trường khi lực cầu xuất hiện trên nhóm giúp các ông lớn (VCB, BID, CTG) đi lên. VPB tăng trên 5% cũng là điểm đáng chú ý, hiện giá được hỗ trợ tốt trong vùng giao dịch dày đặc năm 2017 (vùng 37,000-42,000).

Biến động giá của VPB từ tháng 04/2017 đến nay

Trên sàn HNX, HNX-Index diễn biến tương tự nhưng có phần tích cực hơn do chỉ số dao động gần tham chiếu và có lúc lấy lại được sắc xanh. Dự kiến, vùng đáy tháng 02/2018 (vùng 110-115 điểm) sẽ là hỗ trợ mạnh trong những phiên tới.

Phiên sáng: Tài chính - ngân hàng dậy sóng

Tuy đóng cửa gần tham chiếu nhưng VN-Index giằng co mạnh trong phiên sáng. Tài chính - ngân hàng trở thành động lực chính với thị trường.

Kết phiên sáng, VN-Index giảm khi đóng cửa tại 951.59 điểm, giảm 0.06%. HNX-Index có diễn biến trái chiều, chỉ số tăng trưởng 0.24% lên 113.15 điểm.

Có 09/20 nhóm ngành bứt phá, độ rộng thị trường khá yếu khi có 173 mã tăng và 199 mã giảm hàm ý bên bán vẫn chi phối diễn biến của chỉ số.

Ngân hàng trở thành tâm điểm trong phiên khi liên tục tăng tốc và giúp thị trường quay về gần tham chiếu. Không chỉ dòng tiền tập trung vào ba ông lớn (VCB, BID, CTG) mà còn chảy vào VPB, HDB, SHB… Đáng chú ý là mức tăng 6.4% từ HDB, giá có xu hướng tạo đáy ngắn hạn trong vùng 32,000-35,000.

SSI trở thành động lực chính với ngành chứng khoán khi bứt phá 2.7%. Giá được hỗ trợ tốt quanh vùng 28,000-30,000 (đỉnh cũ tháng 12/2017). Nếu có thể vượt được nhóm MA ngắn hạn trong đợt phục hồi này thì xu hướng điều chỉnh hiện tại của SSI có thể bị đảo ngược.

Tuy chìm trong sắc đỏ nhưng bất động sản đã thu hẹp đà giảm đáng kể. Theo đó, các ông lớn VIC, VHM, NVL đều nhận được dòng tiền bắt đáy.

Ngành thực phẩm - đồ uống cũng có diễn biến tượng tự. SAB lấy lại sắc xanh, tuy mức tăng không lớn nhưng có tác động tích cực lên nhóm. Bên bán không còn quyết liệt như đầu phiên trên hai ông lớn còn lại là: VNM và MSN.

10h30: Nhà đầu tư trở nên bi quan

Lực cung cổ phiếu ở vùng giá thấp gia tăng làm VN-Index điều chỉnh. Áp lực lớn xuất hiện ở nhóm bất động sản.

Bất động sản chìm trong sắc đỏ khi lực bán tập trung ở nhóm cổ phiếu đầu ngành như: VIC, VHM, NLG… Nhóm này rung lắc khá mạnh trước lo ngại của nhà đầu tư về triển vọng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn có xu hướng chảy vào một số cổ phiếu có câu chuyện riêng như: ROS, HAR… giúp giá duy trì được sắc xanh.

Dầu khí phản ứng tiêu cực với đà giảm từ giá dầu thế giới, bốn đại gia trong ngành là: GAS, PVD, PVS, PVT đều suy yếu. Đặc biệt là GAS, cổ phiếu giảm mạnh và có lúc chạm sàn với hơn 0.6 triệu cổ phiếu được giao dịch.

Giá dầu đạt đáy 6 tuần và có diễn biến trái chiều trước quan ngại về khả năng tăng sản lượng từ Nga và Ả-rập Xê-út. Theo đó, giá dầu WTI giao tháng 7 giảm 1.7% về 66.73 USD/thùng, giá dầu Brent giao tháng 7 phục hồi nhẹ 0.1% lên 75.39 USD/thùng.

Biến động của giá dầu Brent từ đầu năm 2017 đến nay

 

Tài chính - ngân hàng trở thành điểm sáng khi thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Hàng loạt cổ phiếu trụ: VCB, CTG, BID, SSI tăng tốc và giúp chỉ số tránh được phiên giảm sâu. Ngoài ra, VPB, HDB cũng là những mã bứt phá trong phiên, nhất là mức tăng trên 3% của VPB.

Mở cửa: Rung lắc đầu phiên

Sự đi xuống của chứng khoán thế giới làm VN-Index rung lắc đầu phiên. Ngân hàng trở thành lực đỡ chính với thị trường.

Chứng khoán Mỹ điều chỉnh mạnh vào phiên tối qua khi nhà đầu tư lo ngại về tình trạng chính trị ở Italy có thể ảnh hưởng đến khu vực đồng tiền chung châu Âu. Theo đó, Dow Jones giảm 1.58% về 24,361.45 điểm, S&P 500 điều chỉnh 1.16% xuống 2,689.86 điểm, Nasdaq Composite suy yếu 0.5% còn 7,396.59 điểm.

Biến động của Dow Jones từ đầu năm 2017 đến nay

Nguồn: tradingview.com

Bất động sản trở thành gánh nặng với chỉ số khi hàng loạt các cổ phiếu đầu ngành đi xuống. Điểm tích cực trong ngành đến từ đà phục hồi của ROS cổ phiếu tăng hơn 2%.

Ngoài ra, lực bán còn tập trung vào thực phẩm - đồ uống khi ba ông lớn VNM, MSN, SAB chìm trong sắc đỏ. Nhóm này đóng cửa dưới các đường MA quan trọng nên hiện tượng rung lắc ngắn hạn sẽ tiếp diễn, nếu muốn bứt phá trở lại thì nhóm cần giai đoạn tích lũy đủ lớn.

Ngân hàng trở thành lực đỡ chính với thị trường khi một số cổ phiếu chủ chốt giữ được sắc xanh. Nổi bật là sự tăng tốc của VCB, tăng trên 2%, giá cho tín hiệu tích cực khi được hỗ trợ tốt quanh vùng 49,000-50,000 (đỉnh tháng 12/2017). Điểm sáng trong ngành còn xuất phát từ đà tăng của HDB, VPB.

Mạnh Hiếu

FiLi

Các tin tức khác

>   VN30 Futures 30/05: Ưu tiên trading trong phiên (29/05/2018)

>   Vietstock Daily 30/05: Kỳ vọng tạo đáy ngắn hạn? (29/05/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 29/05: Ấn tượng nhóm cổ phiếu ngân hàng (29/05/2018)

>   VN30 Futures 29/05: Cẩn trọng trước kịch bản đảo chiều của VN30-Index (28/05/2018)

>   Vietstock Daily 29/05: Quan sát khả năng duy trì sức mua trên thị trường (28/05/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 28/05: VN-Index mất gần 33 điểm (28/05/2018)

>   VN30 Futures Weekly 28/05-01/06/2018: Đã đủ cơ sở nắm giữ vị thế bán qua đêm? (27/05/2018)

>   Vietstock Weekly 28/05-01/06/2018: Ưu tiên bảo toàn vốn (27/05/2018)

>   VN30 Futures Tuần 21-25/05: Sôi động hoạt động trading trong phiên (25/05/2018)

>   Chứng khoán Tuần 21-25/05: VN30-Index mất mốc 950 điểm (25/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật