Thứ Năm, 17/05/2018 11:14

Một doanh nghiệp "vừa lớn" đã có kế hoạch tăng vốn khủng liệu có khả thi?

Vừa chân ướt chân ráo lên UPCoM được vài tháng, CTCP Kosy (KOS) đã muốn chuyển sang sàn HNX nhưng lại vừa quyết định tạm dừng thủ tục chuyển sàn này. Đồng thời, KOS đang có kế hoạch tăng vốn gấp 2.4 lần để lên mức ngàn tỷ.

Với một doanh nghiệp vừa xóa được lỗ lũy kế, lại tăng vốn khủng thì liệu việc quản trị cũng như phát triển kinh doanh có đáp ứng được với mức vốn mới để đem lại lợi nhuận tương xứng?

Vừa lên sàn Chủ tịch đã muốn chốt lời, nhân sự biến động

KOS vừa mới lên UPCoM vào ngày 08/12/2017 với giá tham chiếu 11,300 đồng/cp. Đến nay cổ phiếu này đã có mức tăng hơn 48% so với đóng cửa phiên đầu tiên, hiện đang giao dịch quanh mức 23,000 đồng/cp.

Điều đáng nói, ngay sau khi lên sàn được khoảng 2 tháng, người cầm trịch của KOS và cũng chính là cổ đông lớn nhất - Chủ tịch Nguyễn Việt Cường đã muốn chốt lời 3 triệu cp nhưng giao dịch bất thành do mức giá không đạt kỳ vọng.

Ngoài ra, vừa qua nhân sự của KOS cũng khá biến động khi miễn nhiệm một Phó Tổng Giám đốc và Giám đốc Tài chính.

KOS được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 120 tỷ đồng, sau 4 lần tăng vốn, đến nay Công ty có vốn điều lệ 415 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông lớn của KOS khá cô đặc khi Chủ tịch Nguyễn Việt Cường nắm chi phối tới 61.05% vốn, đến ông Nguyễn Thế Hùng 15.18% và ông Nguyễn Trung Kiên 6.75% tại thời điểm tháng 9/2017.

Chưa dừng lại ở đó, ĐHĐCĐ thường niên vừa qua của KOS đã thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ lên tới 1,000 tỷ đồng và phát hành trái phiếu trị giá tối đa 500 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông cũng đã chấp thuận cho các cổ đông lớn của Công ty theo danh sách chốt vào tháng 4/2018 được tăng sở hữu lên 30% vốn mà không cần phải chào mua công khai.

Tăng vốn khủng, quỹ đất tập trung ở tỉnh thì liệu doanh thu 5,000 tỷ vào 2025 có quá tham vọng?

Về hoạt động kinh doanh, năm 2016 đánh dấu bước ngoặt tăng trưởng mạnh của KOS khi doanh thu và lợi nhuận tăng vọt 3,903% và 4,412% so với năm 2015. Nhờ kết quả đó mà KOS đã xóa được lỗ lũy kế gần 13 tỷ đồng của cuối năm 2015.

Một số chỉ tiêu tài chính của KOS thời gian qua
Đvt: Triệu đồng

Theo KOS, sở dĩ Công ty có mức tăng trưởng mạnh do năm 2015 trong giai đoạn đầu tư chuẩn bị dự án, còn từ năm 2016 Công ty bắt đầu có doanh thu từ dự án bất động sản và kinh doanh thương mại cũng như hoạt động cho vay thu lãi. Trong đó, các dự án bắt đầu bước vào giai đoạn ghi nhận doanh thu và lợi nhuận như Khu đô thị Kosy Mountain View (Lào Cai), Khu đô thị Kosy Sông Công (Thái Nguyên), Khu đô thị Kosy Bắc Giang (Bắc Giang), Khu đô thị Kosy Gia Sàng (Thái Nguyên)…

Nhờ đó, năm 2017 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của KOS cũng đạt hơn 407 tỷ đồng, tăng 170%; lợi nhuận sau thuế đạt 26.5 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2016.

Kế hoạch năm 2018, KOS đặt mục tiêu doanh thu lên mức 700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 50 tỷ đồng. Thậm chí Công ty còn có tham vọng hướng tới mốc doanh thu 5,000 tỷ đồng vào năm 2025.

Trong khi đó, quý đất cũng như các dự án mà KOS sở hữu chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Ninh Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang... Còn khu vực trung tâm như Hà Nội chỉ có 1 dự án trên diện tích 200,000 m2 dự kiến tổng mức đầu tư 4,295 tỷ đồng nhưng hiện mới có chấp thuận chủ trương.

Các dự án của KOS

Như vậy, với một doanh nghiệp bất động sản vừa xóa được lỗ lũy kế, lại tăng vốn khủng nhưng quỹ đất lại ở các tỉnh thì liệu việc quản trị cũng như phát triển kinh doanh có đáp ứng được với mức vốn mới để đem lại lợi nhuận tương xứng hay không?

Hoàng Nguyên

Fili

Tài liệu đính kèm:
1.KOS_2018.5.17_4488097_Quyet_dinh_HDQT_tam_ngung_chuyen_san.pdf
Các tin tức khác

>   VRE: Nghị quyết HĐQT về việc thành lập các chi nhánh (17/05/2018)

>   ITA: Báo cáo thường niên năm 2017 (17/05/2018)

>   BMJ: Nghị quyết HĐQT (17/05/2018)

>   LKW: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (17/05/2018)

>   BCG: Nghị quyết HĐQT về việc thoái vốn khỏi CTCP Viet Golden Farm (17/05/2018)

>   AAA: Nghị quyết HĐQT về việc tăng vốn góp vào Công ty TNHH KCN Kỹ thuật cao An Phát (17/05/2018)

>   ACL: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 (17/05/2018)

>   SGR: Nghị quyết HĐQT về việc trả cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu (17/05/2018)

>   DPP: Nghị quyết HĐQT (17/05/2018)

>   IHK: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (17/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật