Thứ Sáu, 04/05/2018 11:30

Google phát hiện ra một mưu đồ lừa đảo của người Việt Nam trên Google Shopping

Khi một nhà điều hành của Google bất chợt tìm thấy một chiếc tai nghe bluetooth chất lượng cao được bán với mức chiết khấu quá lớn trên trang web mua sắm của Google trước đó trong năm 2018, ông không hề nghĩ rằng giao dịch này có vẻ hơi khó tin.

Ông đã đặt mua chiếc tai nghe này và chờ đợi… và chờ đợi nhưng thời hạn giao hàng dự kiến đã trôi qua mà ông vẫn chưa nhận được món hàng. Thế là ông gọi tới số dịch vụ khách hàng trên trang web của cửa hàng này, nhưng số điện thoại đó không thể liên lạc được.

Kết quả là ông không nhận được chiếc tai nghe bluetooth đã đặt mua và còn bị mất tiền.

Trên thực tế, người bán này không hề ở Mỹ như thông tin trên trang web của họ. Google Shopping đã kết nối người mua (nhà điều hành của Google) từ khoảng cách 8,000 dặm với một người bán không có thật ở Việt Nam. Người bán hàng giả mạo này đã sử dụng thông tin thẻ tín dụng của nhân viên Google này mà không hề có ý định gửi chiếc tai nghe Bluetooth cho ông.

Thế là nhà điều hành của Google này đã cùng với những đồng nghiệp của mình mở ra một cuộc điều tra về mưu đồ lừa đảo trên. Tuy nhiên, thay vì đơn giản cấm người bán giả mạo kia đưa sản phẩm mới lên trang web, nhóm phụ trách bộ phận an toàn và tin tưởng của Google Shopping đã bắt đầu dò xét trên quy mô toàn cầu, và phát hiện ra 5,000 tài khoản người bán có liên quan tới một kế hoạch rất tinh vi để lừa gạt người dùng.

“Tôi nghĩ chúng tôi đã bắt quả tang ngay khi họ dự tính mở rộng quy mô”, Saikat Mitra, Giám đốc phụ trách vấn đề tin tưởng và an toàn của Google Shopping, nói với CNBC.

Câu chuyện trên cũng thể hiện phần nào về cuộc chiến không có hồi kết của Google chống lại các mưu đồ lừa đảo người dùng – một cuộc chiến đòi hỏi các kỹ sư và các công cụ học máy của họ trở nên tinh vi hơn rất nhiều. Ngoài ra, chuyện này còn minh họa các rủi ro mà người tiêu dùng phải đối mặt trong lúc Google cố gắng thuyết phục người dùng sử dụng dịch vụ của mình thay vì Amazon, và cố gắng hòa mình vào tương lai của thương mại điện tử.

Mặc dù Google Shopping trông có vẻ giống với một nơi mua bán (marketplace) nhưng thực tế thì không phải vậy. Amazon và eBay vận hành các nền tảng mua sắm kết nối người bán với người mua và cung cấp các biện pháp bảo vệ như đảm bảo hoàn tiền cho người tiêu dùng. Trong khi đó, Google thì lại cho phép người mua sắm vào trực tiếp trang web của cửa hàng bằng cách nhấn chuột vào một món hàng nào đó (tức không phải mua sắm trên trang web Google), và do đó không có khả năng nhận thấy được những gì sẽ diễn ra sau giao dịch.

Chưa hết, Google cũng không chịu trách nhiệm về các mưu đồ lừa đảo. Nếu bạn đặt một thứ gì đó từ một trang web sơ sài mà bạn tìm thấy thông qua Google Shopping và không thanh toán qua dịch vụ như PayPal (vốn có quy trình kiểm tra gian lận rất nghiêm ngặt) thì có khả năng là bạn sẽ mất tiền.

Cùng như công cụ tìm kiếm nổi tiếng của Google, Google Shopping chỉ là một trang web quảng cáo mà thôi. Nếu bạn muốn mua một chiếc camera mới, một đôi giày Comme des Garçons hoặc một chiếc ba lô và bạn tìm kiếm trên Google thì bạn sẽ bắt gặp một danh sách dài các quảng cáo. Nếu bạn nhấn vào tab “Shopping” của Google thì bạn sẽ được hướng thẳng tới một trang web chuyên hơn về mua sắm, nơi bạn có thể tìm kiếm sản phẩm bằng giá, màu sắc hoặc kích cỡ. Nếu bạn không để ý cái nhãn bé xíu “Sponsored” ở góc của trang web, thì bạn có thể không nhận ra những sản phẩm trên trang này đều được đăng dưới dạng quảng cáo .

Mô hình này giúp Google trở thành nhà cung cấp quảng cáo trực tuyến có lợi nhuận cao, tránh xa quy trình quản lý hàng tồn kho, kiểm soát logistics và mạng lưới vận chuyển đầy tốn kém. (Google cũng có một sản phẩm chuyên dành cho mua sắm có tên là Express, chỉ hợp tác với những nhà bán lẻ nhất định và có đảm bảo cho việc mua sắm).

Thương mại điện tử là một thị trường Google không được phép đánh mất. Công ty Merkel cho biết, trong quý 1/2018, các khách hàng của họ đã gia tăng chi tiêu trên Google Shopping thêm 40% so với cùng kỳ năm trước, và số lần hiển thị quảng cáo trên trang web Google Shopping tăng vọt 47%.

Với việc không sở hữu và vận hành một nền tảng mua sắm, Google ít kiểm soát về vấn đề ai là người lập ra cửa hàng. Để một doanh nghiệp tạo quảng cáo trên Google Shopping, họ phải tuân theo vài chính sách được lập ra để bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng. Thế nhưng, như câu chuyện tai nghe Bluetooth ở trên, thì vẫn còn khả năng những kẻ lừa đảo lợi dụng sự lỏng lẻo của hệ thống Google để đánh lừa người tiêu dùng.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Phó cục trưởng C50 chết trong phòng làm việc (04/05/2018)

>   Phú Quốc tạm ngưng chuyển mục đích sử dụng đất phân lô tách thửa (04/05/2018)

>   Việt Nam nên củng cố thị trường tài chính thay vì tăng trưởng (03/05/2018)

>   Chi phí giải tỏa sân bay Long Thành cho mỗi hộ dân là 4,7 tỷ đồng (03/05/2018)

>   Không bản đồ quy hoạch, lấy gì làm Thủ Thiêm? (03/05/2018)

>   NÓI THẲNG: Trục lợi đất công - tội khó dung thứ! (03/05/2018)

>   Một năm ra mắt, thị trường 4G hiện ra sao? (03/05/2018)

>   Bỗng dưng mất số điện thoại (03/05/2018)

>   Chậm giải ngân, dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng tạm dừng (03/05/2018)

>   Lý giải những vấn đề 'nóng' ở TP.HCM (03/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật