Thứ Tư, 30/05/2018 21:13

Cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông Vận tải bên bờ vực thất bại

Đơn vị sự nghiệp công lập đầu tiên của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tiến hành cổ phần hóa trong năm 2015 là Bệnh viện GTVT. Đây được xem là trường hợp thí điểm để chuyển dần các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ sang hình thức công ty cổ phần. Nhưng, đến nay sau hơn 2 năm hoạt động theo mô hình mới, nhà đầu tư chiến lược xin rút lui.

Tòa nhà xây mới bằng nguồn vốn ODA của Bệnh viện GTVT. Ảnh:TL

Bộ GTVT đã nhận được văn bản của Công ty cổ phần Tập đoàn T&T đề nghị với bộ này và các bộ có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Y tế xin rút toàn bộ vốn đầu tư và không tham gia vào Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Bệnh viện GTVT - nơi doanh nghiệp  hiện đang nắm 59,48% vốn điều lệ. Đồng thời T&T cũng đề nghị Bộ GTVT tổ chức Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Bệnh viện GTVT vì từ năm 2017 đến nay chưa tiến hành được đại hội.

Lý do dẫn đến việc T&T xin thoái vốn là tiến trình cổ phần hóa bệnh viện này hiện đã có những thay đổi so với trước. Theo phương án ban đầu được phê duyệt thì Bệnh viện GTVT chọn hình thức cổ phần hóa thông qua việc bán bớt một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, vừa phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ. Sau khi bán 70% số cổ phần lần đầu, Bộ GTVT sẽ điều chỉnh tăng phần vốn nhà nước tương ứng với giá trị quyết toán dự án ODA tòa nhà bệnh viện và bán ra phần vốn này để tỷ lệ vốn Nhà nước còn lại tại công ty cổ phần bệnh viện chỉ còn 30%.

Tuy nhiên, hồi đầu tháng 5, Bộ GTVT đã có văn bản yêu cầu công ty cổ phần bệnh viện và nhà đầu tư chiến lược T&T khẩn trương thực hiện điều chỉnh tăng vốn điều lệ tương ứng với phần vốn nhà nước được xác định theo lộ trình nêu trên như kết luận của Thủ tướng hồi tháng 4-2018. Quyết định của Thủ tướng  yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo người đại diện vốn nhà nước tại bệnh viện GTVT giữ nguyên tỷ lệ vốn nhà nước sau tăng vốn (khi quyết toán dự án ODA tòa nhà bệnh viện ), không tiếp tục thoái vốn như phương án ban đầu nữa.

Như vậy, dự tính sau khi quyết toán dự án tòa nhà ODA thì vốn điều lệ của CTCP Bệnh viện GTVT sẽ tăng từ 168 tỉ đồng lên 391,4 tỉ đồng. Trong đó, vốn nhà nước khoảng 278,4 tỉ đồng (khoảng 71,12% vốn điều lệ). Và nhà đầu tư chiến lược thay vì giữ gần 60% tổng số cổ phần sau điều chỉnh tăng vốn sẽ chỉ còn 30% cổ phần, không còn giữ quyền chi phối như hiện nay.

Việc T&T xin thoái vốn, không là cổ đông chiến lược theo cách này cũng chưa có tiền lệ trong lịch sử bán cổ phần nhà nước cho các nhà đầu tư. Vì theo quy định của Nghị định 59/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP thì nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày CTCP được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần  trước thời hạn trên thì phải được đại hội đồng cổ đông chấp nhận.

Do vậy, chưa biết được T&T có được thoái vốn hay không và thoái vốn theo cách nào.

Vấn đề là năm 2015, doanh nghiệp này trở thành cổ đông chiến lược của bệnh viện trong một đợt mua cổ phần cũng gây xôn xao dư luận. Trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), T&T đã mua hầu hết 30% vốn điều lệ của bệnh viện mà Nhà nước bán ra với giá 23.597 đồng/cổ phần. Trước đó, cổ đông này cũng đã mua thỏa thuận 30% số cổ phần bán ra trước IPO với giá mua chỉ bằng phân nửa giá trúng đấu giá để giành quyền sở hữu gần 60% tổng số cổ phần, có quyền chi phối doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sau 2 năm chuyển đổi mô hình hoạt động, CTCP Bệnh viện GTVT hoạt động không suôn sẻ, vấp phải hàng loạt khó khăn do những mâu thuẫn giữa nhóm cổ đông mới với cán bộ, công nhân viên tại đây. Nhiều lần Bộ GTVT phải chủ trì các cuộc họp để mong tìm tiếng nói chung.

Sau khi Bệnh viện GTVT Tập đoàn T&T có văn bản đề nghị mua tiếp ba bệnh viện cấp 2 thuộc quyền quản lý của Bộ GTVT tại miền Trung nhưng Cục Y tế GTVT đã có văn bản gửi bộ và Chính phủ đề nghị dừng việc tiếp tục cổ phần hóa. Sau đó, Chính phủ đã có văn bản chấp thuận đề nghị này.

Lan Nhi

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Tiki trước 2 ngã rẽ: IPO hay bán mình? (30/05/2018)

>   Vì sao cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm trễ? (28/05/2018)

>   Tập đoàn BRG sẽ gom nốt gần 12% vốn Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam? (18/05/2018)

>   HOSE: Thông báo đăng ký tham gia đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần In Trần Phú (18/05/2018)

>   MobiFone chậm cổ phần hóa do thực hiện kết luận cơ quan chức năng... (11/05/2018)

>   Giới đầu tư nước ngoài đang đổ đến thị trường Việt Nam (08/05/2018)

>   HOSE: Thông báo đăng ký tham gia đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Giao thông Long An (07/05/2018)

>   Tăng mạnh cổ phần của Nhà nước khi Tập đoàn Cao su IPO (20/04/2018)

>   HOSE: Thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá của Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam (18/04/2018)

>   HOSE: Thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá của Công ty Cổ phần In Trần Phú (18/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật