Thứ Bảy, 19/05/2018 08:01

Bức tranh doanh nghiệp Việt Nam chưa mấy sáng sủa

Số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể vẫn khá cao, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa thua lỗ vẫn tăng, doanh nghiệp càng có quy mô nhỏ thì tỷ lệ lỗ càng cao...

Sau 3 năm Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành, các chỉ số liên quan đến doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vẫn duy trì mức tăng trưởng nhưng thấp hơn so với 2 năm trước, đặc biệt so với 2016.

Dù khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã có nhiều cải thiện trong năm 2017 nhưng xu hướng doanh nghiệp nhỏ lại vẫn gia tăng, nguy cơ mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 rất khó đạt được.

Đó là những nội dung được đưa ra tại lễ công bố báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2017 - 2018 với chủ đề "Doanh nghiệp trong nền kinh tế số" tổ chức ngày 17/5 tại Hà Nội.

Năm 2017 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập với 126.859 doanh nghiệp, cao nhất từ trước đến nay. Điều này giúp số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập kể từ khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000 đến nay đã vượt con số 1 triệu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thì thấp hơn nhiều. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp hoạt động tính đến tháng 12/2017 chỉ vào khoảng 561.064 nghìn doanh nghiệp, bằng một nửa số với số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, và còn cách rất xa mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động đến năm 2020 theo Nghị quyết 35/NQ-CP.

Hơn nữa, theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp VCCI, nếu kết hợp yếu tố lao động và vốn đăng ký bình quân thì quy mô doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hàng năm giai đoạn 2013-2017 tăng lên về vốn nhưng giảm về lao động giai đoạn 2015-2017.

"Đây là nghịch lý bởi Việt Nam đang là quốc gia có lợi thế về nguồn lao động, với chi phí thấp nhưng chưa được các doanh nghiệp khai thác", bà Hằng nhận định.

Sau 3 năm Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành, các chỉ số liên quan đến doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vẫn duy trì mức tăng trưởng nhưng thấp hơn so với 2 năm trước, đặc biệt so với 2016.

Cũng theo báo cáo, số lượng doanh nghiệp giải thể năm 2017 giảm 2,93% song vẫn nhiều hơn so với bình quân giai đoạn 2011-2015. Nguyên nhân chính là do yếu tố nội tại của doanh nghiệp và của nền kinh tế.

Đặc biệt, báo cáo chỉ rõ, năm 2017 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm 0,9% so với năm 2016 sau 4 năm liên tục tăng. Điều này phản ánh cơ hội kinh doanh và niềm tin vào thị trường của doanh nghiệp là chưa cao.

Về mặt chất lượng của các doanh nghiệp hoạt động, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, mặc dù một vài chỉ số về năng lực của doanh nghiệp đã được cải thiện, như chỉ số thanh toán, hiệu suất sinh lợi.

Nhưng xét về mặt tổng thể, báo cáo cũng chỉ ra rằng năng lực của các doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện so với các năm trước. Các vấn đề cố hữu của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được giải quyết, thậm chí còn diễn biến theo chiều hướng kém đi.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp, báo cáo đề xuất, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và các cơ quan nhà nước, làm tiền đề cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. Cần tạo chuyển biến rõ nét về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, loại bỏ rào cản bất hợp lý.

Chính phủ cần triển khai mạnh mẽ các giải pháp, chính sách hướng tới việc tạo mọi điều kiện để khu vực doanh nghiệp tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mặt khác, "tập trung vào các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, phát triển mở rộng thị trường thông qua tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và mở rộng quy mô, giảm tỷ lệ doanh nghiệp cực nhỏ bị thua lỗ. Đây cũng là yêu cầu quan trọng khi thực thi chính sách chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp", ông Lộc nhấn mạnh.

Nhìn ở khía cạnh doanh nghiệp, theo bà Hằng, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực năm 2017 nhưng động thái doanh nghiệp cho thấy khả năng phục hồi còn chưa bền vững, đặc biệt đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Tỷ lệ lỗ cao ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ cũng như số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể ở khu vực này đạt gần như cao nhất từ trước tới nay minh chứng cho sự dễ dàng tổn thương của khu vực này.

Điều này gợi ý cho các doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn nữa đến việc mở rộng quy mô doanh nghiệp, chuyển từ quy mô nhỏ sang quy mô lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế số, nếu doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được xu thế công nghệ số mới thì sẽ tạo lợi thế cạnh tranh lớn.

VŨ KHUÊ

VNECONOMY

Các tin tức khác

>   SKG: Nghị quyết HĐQT số 06A ngày 17/05/2018 (18/05/2018)

>   IDC: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (18/05/2018)

>   WTN: Báo cáo tài chính năm 2017 (18/05/2018)

>   NBW: Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền chi trả cổ tức năm 2017 (18/05/2018)

>   SON: Báo cáo tài chính năm 2017 (18/05/2018)

>   SDG: Nghị quyết HĐQT (18/05/2018)

>   SDN: Nghị quyết HĐQT (18/05/2018)

>   TMC: CBTT v/v ngày đăng ký cuối cùng chốt quyền nhận cổ tức (18/05/2018)

>   VIW: Báo cáo tài chính năm 2017 (18/05/2018)

>   TTS: Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quy chế quản trị nội bộ CTCP Cán thép Thái Trung (đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2018) (18/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật