Thứ Ba, 17/04/2018 17:42

TPBank: Lãi trước thuế quý 1 đạt hơn 500 tỷ đồng, gấp 2.4 lần cùng kỳ

Trong 3 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt hơn 513 tỷ đồng, cao gấp 2.4 lần so với cùng kỳ năm trước; tổng huy động đạt trên 110 ngàn tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu ở mức 0.95%.

Chiều ngày 17/04, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) tổ chức buổi roadshow thứ hai giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu TPBank tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (trước đó đã tổ chức tại Hà Nội).

Theo kế hoạch, hai ngày nữa (ngày 19/04), 555 triệu cổ phiếu của TPBank sẽ chính thức niêm yết trên HOSE với mã chứng khoán TPB. Tại mức giá khởi điểm 32,000 đồng/cp, vốn hóa thị trường của TPBank ước đạt 17,760 tỷ đồng và trở thành ngân hàng có vốn hóa lớn thứ 8 trên ba sàn. TPBank cũng kỳ vọng vốn hóa thị trường của Ngân hàng sẽ tăng lên ít nhất 1 tỷ USD trong năm 2018 sau khi cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE.

Thành lập năm 2008, TPBank (tên cũ là TienPhongBank) từng gắn liền với tên tuổi “cha đẻ” là CTCP Tập đoàn FPT (HOSE: FPT). Tuy nhiên, đến năm 2012, TPBank ghi nhận bước chuyển lớn và thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới đầu tư khi những “ông chủ” mới đặt chân vào Ngân hàng này. Ông Đỗ Minh Phú cùng em trai Đỗ Anh Tú bước lên vị trí quyền lực nhất – Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐQT TPBank, nhóm cổ đông mới “thống lĩnh” Ngân hàng (Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và các cổ đông liên quan) với tỷ lệ sở hữu 20%.

Sau 5 năm tái cơ cấu, TPBank đã từng bước "thay da đổi thịt". Đến cuối tháng 2/2017, lợi nhuận của TPBank đã đủ để xóa được phần âm thặng dư vốn còn lại (trước đó đã xóa xong lỗ lũy kế) và đáp ứng điều kiện cần thiết để lên sàn. Năm 2017, Ngân hàng này cũng gia nhập nhóm các nhà băng có lợi nhuận ngàn tỷ với lãi trước thuế tăng hơn 70% so với năm trước và đạt 1,205 tỷ đồng. Theo báo cáo mới nhất, tính đến hết tháng 3/2018, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt hơn 513 tỷ đồng, cao gấp 2.4 lần so với cùng kỳ; tổng huy động đạt trên 110 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0.95%.

Năm 2018, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế cao gần gấp đôi so với thực hiện năm 2017, đạt 2,200 tỷ đồng; tổng tài sản tăng 11% lên gần 140,000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân giai đoạn 5 năm tới ước đạt 32%, cán mốc 5,060 tỷ đồng vào năm 2021. Tốc độ tăng trưởng tín dụng dự kiến giai đoạn này đạt khoảng 20%.

Phát biểu tại buổi giới thiệu, ông Đỗ Anh Tú – Phó Chủ tịch TPBank chia sẻ, năm 2018, Ngân hàng có kế hoạch chia cổ tức cho cổ đông từ nguồn lợi nhuận năm 2017 với tỷ lệ trên 8%. Ngân hàng cũng đang hoàn tất giao dịch bán 15% cố phần cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ và sẽ tiến hành chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông tỷ lệ 20% từ nguồn thặng dư của đợt phát hành này.

Ông Đỗ Anh Tú - Phó Chủ tịch TPBank

Thảo luận

Chính sách chi trả cổ tức 2017, kế hoạch cổ tức những năm sắp tới?

Năm 2017, TPBank sẽ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ trên 8% và đã được cơ quan chức năng phê duyệt. Năm 2018, tỷ lệ cổ tức xoay quanh 15% và trong 5 năm tiếp theo, tỷ lệ cổ tức bình quân 10-15%.

Kế hoạch tăng vốn trong những năm tới?

Kế hoạch tăng vốn năm 2018 được chia thành 3 đợt: Phát hành riêng lẻ với tỷ lệ 15%, chia cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu (trong quý 2), chia 20% thặng dư từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ (dự kiến trong quý 3).

Ngân hàng sẽ sử dụng vốn tăng thêm để:

  • Phục vụ cho kế hoạch nâng điểm giao dịch trong các năm tiếp theo, dự kiến đến năm 2020 nâng số điểm giao dịch lên 100 điểm
  • Phát triển công nghệ số Digital Banking
  • Tăng hệ số an toàn vốn
  • Cần vốn để tăng trưởng tín dụng; từ năm 2018, tăng trưởng tín dụng bình quân từ 18-22%.

Dự kiến đến 2022 vốn điều lệ đạt 22,000 tỷ đồng.

TPBank có mô hình kinh doanh nào nổi trội để giành được thị phần năm tới?

Bancassurance là động lực tăng trưởng, việc phát triển bán chéo bảo hiểm đã tăng trưởng từ 150-200% trong thời gian qua.

Về thu phí Bancassurance, khoảng tháng 6/2017 mới có phí mang về, chỉ trong 6 tháng cuối năm 2017 thu được khoảng 80 tỷ đồng.Cùng với đó là các dịch vụ khác như: thanh toán, phí, quick paid,…

TPBank có triển khai mảng tài chính tiêu dùng không? Tập trung vào phân khúc nào?

Tín dụng tiêu dùng là mảng vô cùng quan trọng, TPBank chắc chắn gia nhập và Ngân hàng đang có một nhóm nghiên cứu về mảng này.

Để tránh đối đầu với phân khúc tài chính tiêu dùng của các ngân hàng hiện tại, TPBank sẽ tiếp cận khách hàng qua các kênh số như internet nhằm số hóa các số liệu về thông tin của khách hàng.

Lợi thế của TPBank so với các Ngân hàng khác?

TPBank có thế mạnh lớn về phát triển bán lẻ, thế mạnh về Digital Banking.

Đề cập thêm về mảng bán lẻ của ngân hàng? Live Bank tăng trưởng mạnh nhưng số lượng khách hàng tăng không tăng lên tương ứng?

Những năm ban đầu từ 2012, khi vào tái cơ cấu, Ngân hàng chỉ có 60,000 khách hàng, bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân. TPBank nhận định muốn sống còn thì phải có một tệp khách hàng đủ lớn. Đến năm 2013-2015, Ngân hàng đã bỏ rất nhiều chi phí để đội bán phát triển khách hàng và thu hút khách hàng mới.

Năm vừa qua, số lượng khách hàng chủ yếu tăng lên nhờ mở thẻ, nhờ vay tín dụng. Năm 2018, TPBank phấn đấu tăng thêm 500,000 khách hàng, chú trọng vào tăng số lượng sản phẩm mà khách hàng sử dụng hơn là tăng số lượng khách hàng.

Thu Phong

FILI

Các tin tức khác

>   VAF: Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 (17/04/2018)

>   VJC: Link công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 (17/04/2018)

>   SAB: Thư mời tham dự ĐHĐCĐ bất thường lần 1 năm 2018 (17/04/2018)

>   PXT: Xin gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2018 (17/04/2018)

>   PNC: Thông báo ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2018 (17/04/2018)

>   PIT: Giải trình ý kiến ngoại trừ của kiểm toán trên BCTC năm 2017 (17/04/2018)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 16/04/2018 (17/04/2018)

>   ST8: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 (17/04/2018)

>   TV1: Thông báo công văn của Sở KHĐT về đồng ý gia hạn tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2018 (17/04/2018)

>   PGI: Điều chỉnh tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2018 (tờ trình phương án phân phối lợi nhuận) (17/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật