Thứ Hai, 16/04/2018 16:18

Thị trường thức ăn gia súc hồi phục, Masan kỳ vọng lợi nhuận 2018 tăng trưởng từ 10-30%

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) đặt mục tiêu tăng trưởng hơn 20% về doanh thu thuần trong năm 2018, đạt từ 45,000-47,000 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông của Công ty dự tính đạt 3,400-4,000 tỷ đồng, tăng từ 10-30%.

MSN xác định tăng trưởng so với năm 2017 có thể bị thách thức bởi một số yếu tố, trong đó việc giá heo đang thấp tiếp tục thấp sẽ làm giảm nhu cầu với sản phẩm thức ăn gia súc, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào tăng lên sẽ tạo áp lực lên lợi nhuận biên.

Đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, việc phát triển các sản phẩm mới và thành công của việc đưa ra các phát kiến mới vào sản phẩm cũng được xem là một phần rủi ro đối với tăng trưởng. Tuy nhiên, MSN có thể cải thiện được lợi nhuận cả năm khi hoàn thành việc trả các khoản nợ có lãi suất cao và tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty con.

Theo kế hoạch kinh doanh hợp nhất 2018, doanh thu thuần của MSN ước đạt từ 45,000-47,000 tỷ đồng, tăng trưởng 20-25%. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông Công ty tăng trưởng 10% - 30%, vào khoảng 3,400-4,000 tỷ đồng. Nếu loại trừ các khoản thu nhập bất thường và khoản lợi nhuận 933 tỷ đồng từ việc mua bán trái phiếu chuyển đổi của Techcombank (TCB) trong năm 2017 thì lợi nhuận của MSN sẽ tăng trưởng hơn 50%.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2018 MSN (Đơn vị: Tỷ đồng)
Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2018 MSN

Hiện tại MSN vẫn chưa có kế hoạch phân phối lợi nhuận cụ thể cho năm 2018. HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ thường niên sắp tới thông qua việc ủy quyền cho HĐQT quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến việc tạm ứng cổ tức năm 2018, dựa vào kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh và đảm bảo tối ưu hóa dòng tiền. Mức chia cổ tức bằng tiền năm 2017 là 0%.

MSN dự đoán thị trường thức ăn gia súc sẽ hồi phục vào năm 2018 nhưng vẫn chưa đạt được mức doanh thu cao như năm 2016. Masan Nutri-Science (MNS) đặt mục tiêu đạt được các cột mốc chiến lược vào năm 2018 bằng việc ra mắt thị trường sản phẩm thịt mát "fresh chilled meat" vào cuối năm nay. Còn chiến lược của Masan Resources (MSR) là tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để tham gia vào chế biến sâu các sản phẩm gia tăng vonfram công nghiệp trên quy mô toàn cầu.

Dự kiến trong năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, MSN sẽ phát hành cổ phiếu ESOP với khối lượng tối đa không vượt quá 0.5% tổng số vốn điều lệ của Công ty. Số tiền thu được từ việc phát hành sẽ được sử dụng để tăng vốn điều lệ, phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh và bổ sung vốn lưu động của Công ty.

Sản phẩm của MSN.

Về kết quả kinh doanh năm 2017, tại các công ty con và công ty liên kết, doanh thu và lợi nhuận của Masan Consumer Holdings (MCH) giảm do thực hiện chính sách giảm tồn kho tại nhà phân phối. Doanh thu thuần của MCH giảm 8.8% còn 13,526 tỷ đồng so với mức 14,826 tỷ đồng vào năm 2016 do mức giảm 1,000 tỷ đồng tồn kho tại hệ thống phân phối. Tuy nhiên, MCH lại thành công trong việc giới thiệu các sản phẩm mới ra thị trường. Mặt hàng nước tăng lực tăng trưởng 54.9% và thịt chế biến tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ.

Về phía Masan Nutri-Science (MNS), MNS cũng chịu giảm doanh thu do giá heo giảm mạnh. Sản lượng cám heo cũng từ đó giảm từ 6.3 triệu tấn xuống còn 3.4 triệu tấn trong vòng 12 tháng, làm cho doanh thu của riêng MNS giảm 23.5%, chỉ còn 18,690 tỷ đồng.

Gía và sản lượng sản phẩm hóa chất tăng cao hơn đã giúp cho Masan Resources (MSR) đạt được mức tăng trưởng cao, góp phần phù đắp phần giảm doanh thu của cả tập đoàn. Gía trung bình của Vonfram trong năm 2017 tăng gần 31% so với giá trung bình năm 2016, giúp lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông Công ty mẹ tăng 88% lên 206 tỷ đồng.

Công ty liên kết Techcombank cũng đạt được sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ từ việc tăng trưởng lợi nhuận gấp đôi, đóng góp 2,037 tỷ đồng vào lợi nhuận hợp nhất.

Trừ phần lợi nhuận 1 lần từ việc bán trái phiếu chuyển đổi của Techcombank được 932 tỷ đồng thì lợi nhuận của MSN trong năm 2017 ghi nhận 2,170 tỷ đồng, giảm 22.35% so với năm 2016.

Ngọc Cẩm

FILI

Các tin tức khác

>   MIG lựa chọn Synpulse làm công ty tư vấn cho dự án "Chuyển đổi hệ thống Core Bảo hiểm" (16/04/2018)

>   VDSC: Nghị quyết HĐQT thông qua việc triển khai thực hiện phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ năm 2018 (16/04/2018)

>   RTB: Báo cáo thường niên 2017 (16/04/2018)

>   HVG: Thông báo thay đổi nội dung Tờ trình ĐHĐCĐ 2018 (16/04/2018)

>   HVG: Giải trình chênh lệch số liệu trong BCTC năm 2017 trước và sau kiểm toán (16/04/2018)

>   VDT: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 (16/04/2018)

>   VT8: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (16/04/2018)

>   FCM: Thông báo họp và tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 (16/04/2018)

>   FIT: Thông báo thời gian, địa điểm và link cung cấp tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2018 (16/04/2018)

>   VMD: Báo cáo thường niên năm 2017 (16/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật