Thứ Tư, 04/04/2018 14:46

Sacombank cho trả chậm 3 lô đất đấu giá ở Long An trong vòng 7 năm

Theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2017, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) đã có thông tin cụ thể về tình hình chuyển nhượng 3 lô đất lớn trị giá 9,200 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Đức Hoà III - Long An.

Cụ thể, Sacombank đã ghi nhận 8,280 tỷ đồng phải thu từ bán tài sản cấn trừ nợ, nằm trong mục các khoản phải thu bên ngoài. Khoản phải thu này liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản đảm bảo tại khu công nghiệp Đức Hòa III, tỉnh Long An đã được Ngân hàng bán đấu giá thành công và ký hợp đồng với các đối tác vào ngày 29/12/2017.

Tổng giá trị hợp đồng là 9,200 tỷ đồng và Sacombank đã nhận đầy đủ 920 tỷ đồng tiền đặt cọc vào ngày ký hợp đồng. Số tiền còn lại 8,280 tỷ đồng được thanh toán trả chậm trong vòng 7 năm kể từ ngày ký hợp đồng, ân hạn 2 năm đầu, chi phí trả chậm 7.5%.

Trước đó, Sacombank đã công bố bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp Đức Hoà III - Long An với tổng giá khởi điểm gần 10,000 tỷ đồng. Cụ thể gồm (i) Lô đất với tổng diện tích 3,722,303 m2 của chủ đầu tư là CTCP ĐT XD KD Hạ tầng KCN Sài Gòn Long An và một phần của CTCP ĐT AMIC với giá khởi điểm hơn 4,000 tỷ đồng; (ii) Lô đất tổng diện tích 2,749,134 m2 của chủ đầu tư là CTCP Đầu tư Xây dựng Liên Thành Long An, CTCP Long “V”, CTCP Đầu tư Phát triển Long Đức – ILD và CTCP Đầu tư & Kinh doanh Bất động sản Mười Đây với giá khởi điểm hơn 3,130 tỷ đồng; (iii) Và lô đất tổng diện tích 2,753,730 m2 của chủ đầu tư CTCP ĐT Đức Hoà III – Resco và một phần của CTCP Đầu tư AMIC với giá khởi điểm 2,854 tỷ đồng. Theo thông tin từ báo chí, các tài sản này được cho là có liên quan đến ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank).

Ngoài ra, Sacombank còn có khoản phải thu liên quan đến việc bán nợ theo giá trị thị trường cho Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) trị giá 2,607 tỷ đồng. Do ngân hàng đã nhận thanh toán lần 1 với số tiền 1,000 tỷ đồng, nên số tiền còn lại 1,607 tỷ đồng được thanh toán trong vòng tối đa 6 tháng với phí trả chậm 5.275%/năm.

Năm 2017, Sacombank là một trong những ngân hàng có hoạt động tái cơ cấu diễn ra mạnh mẽ nhất. Trọng tâm của hoạt động tái cơ cấu tại Sacombank là xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng. Kết thúc năm 2017, Sacombank đã xử lý được hơn 19,000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng mà hơn 15,000 tỷ đồng trong số đó là thuộc Đề án tái cơ cấu. Cụ thể 19,000 tỷ đồng bao gồm: thanh lý tài sản nhận cấn trừ nợ gần 2,800 tỷ đồng; bán nợ theo giá thị trường 2,600 tỷ đồng cho VAMC; tự xử lý, thu hồi nợ xấu và các khoản phải thu được hơn 14,200 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đầu năm 2017 là 6.68% tổng dư nợ, cuối năm 2017 đã giảm xuống còn 4.28% và dự kiến sẽ giảm về 3% trong năm 2018.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Ông Trần Mộng Hùng rút lui, nguyên Phó Chủ tịch VietBank là ứng viên vào HĐQT ACB nhiệm kỳ mới (04/04/2018)

>   Tăng vốn thêm 1,627 tỷ, ACB đặt mục tiêu lãi trước thuế gấp đôi trong năm 2018 (04/04/2018)

>   Khởi nghiệp cùng HDBank (04/04/2018)

>   Hàng trăm người sập bẫy tín dụng đen ở Bình Dương (04/04/2018)

>   Đằng sau hợp tác của 'Vũ nhôm' và Trần Phương Bình trong vụ Đông Á (04/04/2018)

>   Đề nghị truy tố nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình (04/04/2018)

>   NHNN: Vàng tại các tổ chức tín dụng được hạch toán tương tự như ngoại tệ (03/04/2018)

>   Ngân hàng NCB: Không có hồ sơ ứng cử, đề cử vào HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2015-2020 (03/04/2018)

>   Đề xuất Ngân hàng Quân đội mua lại khách sạn Bavico Nha Trang (03/04/2018)

>   Chủ tịch Đỗ Minh Phú: “Vốn hóa TPBank sẽ tăng lên ít nhất 1 tỷ USD sau niêm yết” (03/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật