Thứ Bảy, 28/04/2018 07:22

ĐHĐCĐ PVD: Phấn đấu không thua lỗ trong năm 2018

Ngày 27/04/2018, CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí Việt Nam (HOSE: PVD) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2018, trong đó quyết định chia cổ tức 10% bằng cổ phiếu từ lợi nhuận trước thuế chưa phân phối. Đại hội cũng thông qua kế hoạch với doanh thu 3,000 tỷ đồng và mục tiêu không lỗ trong năm 2018.

Hoàn nhập dự phòng quỹ Khoa học công nghệ giúp thoát lỗ năm 2017

Trong năm 2017, doanh thu của PVD đạt 3,891 tỷ đồng, vượt 69% kế hoạch năm. Mặc dù ghi nhận lợi nhuận sau thuế là 45 tỷ đồng, hoàn thành mục tiêu không lỗ trong năm 2017 nhưng thực tế khoản lợi nhuận này đến từ việc hoàn nhập dự phòng quỹ Khoa học công nghệ.

Với diễn biến giá dầu vẫn chưa có nhiều chuyển biến thuận lợi trong năm 2017 cùng với việc tình trạng thừa cung trong lĩnh vực Khoan và Dịch vụ khoan, PVD gặp khá nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh để duy trì hoạt động sản xuất. Cũng trong năm 2017 vừa qua, nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới buộc phải tuyên bố phá sản hoặc bị thâu tóm. Do vậy theo Ban lãnh đạo công ty, việc trụ vững trong giai đoạn khó khăn vừa qua cũng là một thành quả đáng ghi nhận.

Kết quả kinh doanh năm 2017

Nguồn: PVD

Tình hình và định hướng vận hành các giàn khoan 2017-2018

Hiện tại PVD đang có các hợp đồng khoan tại Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Algeria. Tính đến cuối 2017, PVD đang có 4/6 giàn khoan hoạt động ở nước ngoài, trong đó giàn khoan đất liền tại Algeria đang đạt hiệu suất và lợi nhuận tốt nhất. Riêng giàn khoan TAD không hoạt động trong năm qua khiến doanh thu dịch vụ khoan 2017 giảm hơn 800 tỷ đồng.

Trong năm 2017, hiệu suất sử dụng giàn khoan của PVD đạt 2.9 giàn (so với năm 2016 là 1.7 giàn). Tuy nhiên, dưới áp lực cạnh tranh đang khá cao, một số giàn khoan của PVD đang hoạt động dưới giá thành. Bên cạnh đó, 3 dàn khoan biển đang hoạt động ở nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng của các chính sách bảo hộ khiến chi phí tăng cao.  

Trong năm 2018, Ban lãnh đạo xác định tập trung phát triển thị trường nước ngoài và củng cố thị phần khoan trong nước.

Kế hoạch 2018: Phấn đấu không lỗ, cắt giảm chi phí

Mặc dù đặt mục tiêu doanh thu 3,000 tỷ đồng, tuy nhiên Ban lãnh đạo lại đặt mục tiêu không lỗ trong năm 2018. Nguyên nhân đến từ diễn biến giá dầu thế giới vẫn đang khá phức tạp, nhu cầu khai thác thăm dò trở nên khó dự báo, việc thừa cung cũng khiến PVD phải cạnh tranh khá gay gắt với các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, PVD còn tập trung phát triển công nghệ và đầu tư máy móc thiết bị mới nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả khai thác.

Kế hoạch kinh doanh năm 2018

Nguồn: PVD

Để thực hiện tốt kế hoạch, ngoài đạt được các mục tiêu kinh doanh, Ban lãnh đạo cũng xác định sẽ tiến hành cắt giảm chi phí. Cụ thể, trong 2017 nhiều công ty liên doanh lỗ đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tổng công ty. Do đó PVD sẽ xem xét cắt giảm, thanh lý và giải thể các công ty và dự án không còn làm ăn hiệu quả để cải thiện bộ máy hoạt động.

PVD cũng lên kế hoạch làm việc với các đối tác và ngân hàng về việc gia hạn trả nợ cũng như tất toán sớm một số hợp đồng vay của các giàn khoan nhằm tiết giảm chi phí tài chính.

Lợi nhuận chưa phân phối: Chia cổ tức 10% và điều chuyển sang quỹ đầu tư phát triển

Tính đến 31/12/2017, tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của PVD đạt gần 3,945 tỷ đồng. Ban lãnh đạo trình ĐHĐCĐ về việc chia cổ tức 10% bằng cổ phiếu.

Bên cạnh đó, trong các Điều lệ được xem xét sửa đổi tại ĐHĐCĐ 2018 lần này, Ban lãnh đạo PVD đề xuất tăng tỷ lệ trích lợi vào quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp lên mức trần tối đa là 30% theo quy định pháp luật. Từ đó làm cơ sở để chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong giai đoạn trước sang nguồn Quỹ đầu tư nhằm tăng nguồn vốn và dòng tiền hoạt động cho công ty.

Cũng tại ĐHĐCĐ 2018, PVD tiến hành bầu bổ sung thành công 2 thành viên HĐQT mới là ông Văn Đức Tờng và ông Đào Văn Minh. Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2018-2020 cũng được bầu lại thành công gồm ông Vũ Thụy Trường (Trưởng ban), ông Trần Đức Cảnh và bà Nguyễn Thu Trúc.

Một số câu hỏi đáng chú ý tại Đại hội

Căn cứ nào để Ban lãnh đạo PVD đặt mục tiêu doanh thu 3,000 tỷ đồng?

Theo Ban lãnh đạo PVD, thực tế có khoảng 2,000 tỷ đồng doanh thu đã được ký kết hợp đồng và sẽ thực hiện trong năm 2018. Còn 1,000 tỷ đồng còn lại sẽ là sự cố gắng và phấn đấu của doanh nghiệp trong năm nay và phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến thị trường.

Doanh nghiệp đặt giả định mức hiệu suất sử dụng giàn khoan của PVD sẽ đạt 2.5 giàn (so với 2.9 giàn trong năm 2017) và doanh thu 50-60 ngàn USD/ngày. Đây là mức tương đối phù hợp với tình hình hiện nay. Trên thực tế một số đối tác vì cạnh tranh thậm chí còn chấp nhận mức 40 ngàn USD.

Dự án Cá Rồng Đỏ, theo ý kiến cá nhân của Ban lãnh đạo thì bao giờ thực hiện?

Ban lãnh đạo PVD cho rằng điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và từ chối đưa ra câu trả lời.

Nguyễn Việt Nam

Fili

Các tin tức khác

>   SMB: Báo cáo tài chính quý 1/2018 (văn phòng + tổng hợp + hợp nhất) (27/04/2018)

>   TEG: BCTC quý 1 năm 2018 (27/04/2018)

>   TEG: BCTC Hợp nhất quý 1 năm 2018 (27/04/2018)

>   TDH: BCTC quý 1 năm 2018 (27/04/2018)

>   TDH: BCTC Hợp nhất quý 1 năm 2018 (27/04/2018)

>   TCR: BCTC Hợp nhất quý 1 năm 2018 (27/04/2018)

>   TCH: BCTC Hợp nhất quý 1 năm 2018 (27/04/2018)

>   VPK: Nhắc nhở chậm nộp Báo cáo thường niên năm 2017 (27/04/2018)

>   MGC: Công bố thông tin về Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quy chế nội bộ về quản trị công ty (27/04/2018)

>   MGC: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 (27/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật