Thứ Năm, 19/04/2018 13:00

58% chuyên gia quản lý quỹ nghĩ 2018 là năm TTCK Mỹ chạm đỉnh

Thị trường con bò kéo dài 9 năm có lẽ đã gần tới hồi kết.

58% chuyên gia quản lý quỹ trên toàn cầu tham gia vào cuộc thăm dò của Bank of America Merrill Lynch (BoAML) cho rằng thị trường chứng khoán Mỹ đã chạm đỉnh hoặc sẽ chạm đỉnh trong năm nay.

Bất chấp tình trạng biến động bất thường trong vài tháng gần đây, chỉ số S&P 500 vẫn tăng gấp 4 lần so với mức đáy được xác lập trong cuộc khủng hoảng tài chính đầu năm 2009.

Tuy vậy, tâm lý thận trọng đã khiến nhà đầu tư phải giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu vào đầu tháng 4/2018 xuống mức thấp nhất kể từ khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016, BoAML cho hay. Cuộc thăm dò nhận được câu trả lời từ 216 chuyên gia quản lý quỹ kiểm soát tổng cộng 650 tỷ USD tài sản.

“Thị trường con bò đã im hơi lặng tiếng nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn”, ông Michael Hartnett, Trưởng Bộ phận Chiến lược đầu tư tại BoAML, cho biết trong báo cáo gửi tới khách hàng. Ông lưu ý rằng mặc dù số dư tiền mặt của nhà đầu tư ngày càng tăng, nhưng 39% chuyên gia quản lý quỹ nghĩ rằng thị trường chứng khoán sẽ không chạm đỉnh cho tới năm 2019 hoặc sau đó.

Nỗi sợ lớn nhất đối với các chuyên gia quản lý quỹ là khả năng xảy ra chiến tranh thương mại. Cuộc điều tra về việc Trung Quốc thực hiện hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ đã châm ngòi cho các biện pháp áp thuế trả đũa lẫn nhau từ phía Washington và Bắc Kinh. Hôm thứ Ba (17/04), Trung Quốc công bố kế hoạch áp phí lên lúa miến nhập khẩu từ Mỹ. Đây là thức ăn để nuôi gia súc và chế biến một loại rượu rất phổ biến với người Trung Quốc.

Nỗi lo ở đây là các giới hạn thương mại sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu và đụng chạm tới sự tự tin của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính nỗi lo về chiến tranh thương mại đã làm chao đảo thị trường chứng khoán Mỹ trong vài tuần trở lại đây, mặc dù Phố Wall đã hồi phục phần nào nhờ vào hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ giảm bớt căng thẳng.

Một số chuyên gia phân tích vẫn cảm thấy lo về thương mại.

“Tôi tin rằng sẽ là sai lầm khi giả định rằng căng thẳng thương mại sẽ dịu bớt”, Kristina Hooper, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường toàn cầu tại Invesco, cho biết. “Chủ nghĩa bảo hộ thương mại vẫn còn là rủi ro rất lớn mà thị trường cần phải để tâm tới”.

Cho dù có xảy ra chiến tranh thương mại hay không, thì rõ ràng là tâm lý cực kỳ hưng phấn của giai đoạn cuối năm 2017 đã phai nhạt cùng với các hy vọng về sự bùng nổ của kinh tế toàn cầu.

Chỉ 5% nhà đầu tư tham gia cuộc thăm dò của BoAML tin rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong 12 tháng tới, giảm mạnh từ mức 40% tại thời điểm vài tháng trước và là mức thấp nhất kể từ cuộc trưng cầu dân ý về Brexit hồi tháng 6/2016.

Hôm thứ Ba (17/04), IMF lên tiếng cảnh báo rằng mặc dù nền kinh tế toàn cầu vẫn đang đi lên, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ giảm bớt sau năm 2019.

Tâm lý không còn quá lạc quan đã buộc nhà đầu tư giảm bớt dự báo về lợi nhuận doanh nghiệp. Chỉ 20% nhà đầu tư tham gia cuộc thăm dò của BoAML tin rằng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ cải thiện trong 12 tháng tới, mức thấp nhất trong 18 tháng.

Tại thời điểm này, lợi nhuận doanh nghiệp đang tăng vọt nhờ vào đợt cắt giảm mạnh thuế doanh nghiệp, nhưng đà tăng này khó mà duy trì được.

Hệ số P/E của S&P 500 được dự báo tăng 18.4% trong năm 2018, dựa trên số liệu từ FaceSet. Nhưng mức tăng trưởng này được cho là sẽ giảm xuống còn 10.4% vào năm tới.

Tương tự, tăng trưởng doanh thu được dự báo giảm từ 6.7% trong năm 2018 xuống còn 4.8% trong năm 2019.

Sự giảm tốc của lợi nhuận có thể khiến các doanh nghiệp khó trả hết lượng nợ mà họ đã vay trong vài năm qua. Tỷ lệ nợ doanh nghiệp trên GDP đã chạm mức cao nhất mọi thời đại trong thời gian gần đây.

Trong cuộc thăm dò của BoAML, có tới 33% nhà đầu tư (mức kỷ lục) nghĩ rằng các công ty đã vay nợ quá nhiều.

Những nhà đầu tư giá lên (bull) đang hy vọng tâm lý thận trọng trên thị trường chỉ phản ánh quá trình tạo đáy của Phố Wall. Sau khi chìm vào phạm vi điều chỉnh và rơi xuống mức đáy vào ngày 02/04, Dow Jones đã vọt 1,500 điểm (tương ứng 6%). Tính tới thời điểm này, Dow Jones trở về gần bằng với mức khởi đầu năm 2018, và thấp hơn 2,000 điểm so với mức cao nhất mọi thời đại được xác lập trong tháng 1/2018.

“Khi thị trường dò tìm mức đáy, quá trình để tới được đó có thể khá khó chịu và thậm chí là dễ gây bối rối cho nhà đầu tư”, John Lynch, Trưởng Bộ phận Chiến lược đầu tư tại LPL Financial, cho biết. Ông Lynch hiện đang kỳ vọng rằng thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tăng trưởng 2 con số trong năm nay, nhờ sự tăng trưởng mạnh của lợi nhuận doanh nghiệp và nền kinh tế.

Vũ Hạo (Theo CNNMoney)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chứng khoán châu Á nhịp nhàng sắc xanh, Hang Seng tăng hơn 400 điểm (19/04/2018)

>   Phố Wall trái chiều vì đà nhảy vọt của lĩnh vực năng lượng (19/04/2018)

>   TTCK mất gần 1 ngàn tỷ USD và gần chạm ngưỡng 3,000, liệu Trung Quốc có nhảy vào can thiệp? (18/04/2018)

>   Nối tiếp Phố Wall, TTCK châu Á khởi sắc (18/04/2018)

>   Báo cáo lợi nhuận tích cực kích Phố Wall tăng mạnh (18/04/2018)

>   Lạc quan về mùa báo cáo lợi nhuận, Dow Jones vọt hơn 200 điểm (17/04/2018)

>   Chứng khoán châu Á trái chiều, Hang Seng giảm gần 500 điểm (16/04/2018)

>   Chuyên gia kinh tế đạt giải Nobel: Lợi nhuận lạc quan quý 1/2018 cũng không đủ để nâng đỡ TTCK Mỹ (16/04/2018)

>   TTCK châu Á vẫn tăng nhẹ sau vụ không kích vào Syria (16/04/2018)

>   Phố Wall tăng mạnh trong tuần qua bất chấp đà suy yếu trong phiên (14/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật