Thứ Tư, 21/03/2018 18:32

VTVcab sẽ thế nào trong cuộc chơi khốc liệt với Viettel, VNPT, FPT?

Mặc dù hiện VTVcab chiếm gần 30% tổng số thuê bao truyền hình trả tiền trên toàn quốc nhưng cuộc chơi đang ngày càng khốc liệt hơn khi có các ông lớn tham gia như Viettel, VNPT, FPT.

* IPO hơn 42 triệu cp VTVcab giá khởi điểm tới 140,900 đồng/cp

Gần 2 triệu thuê bao, chiếm 30% tổng số thuê bao truyền hình trả tiền

Theo phương án cổ phần hóa của VTVcab, Nhà nước vẫn nắm giữ hơn 45 triệu cp, tương ứng 51% vốn; IPO hơn 42 triệu cp, chiếm 47.84%; còn lại bán cho CBCNV là hơn 1 triệu cp, tương ứng 1.16% vốn. Tiền thu được từ cổ phần hóa dự kiến 5,985.8 tỷ đồng. Vốn điều lệ dự kiến sau cổ phần hóa là 884 tỷ đồng.

Giá trị thực tế của VTVcab tại thời điểm cuối năm 2015 gần 7,901 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước 6,350 tỷ đồng.

VTVcab có 3 công ty con gồm CTCP Công nghệ Việt Thành (vốn 42 tỷ đồng), CTCP Truyền hình Tương tác Việt Nam (vốn 32 tỷ đồng) và CTCP Phát triển Thể thao VTVcab (vốn hơn 1 tỷ đồng); cùng 4 công ty liên danh liên kết gồm CTCP VTVcab Nam Định, Công ty TNHH Mua sắm tại nhà VTV-Huyndai, CTCP Truyền thông Quảng cáo Đa phương tiện và CTCP Truyền thông ON+. Với 35 đơn vị trực thuộc là các chi nhánh tại các tỉnh thành trong cả nước, ngoài ra còn có 18 chi nhánh hợp tác nhưng vẫn do VTVcab điều hành cũng tại các tỉnh thành. Công ty cũng thuê đất có trả tiền hàng năm là 333.7 m2 để làm văn phòng, trụ sở làm việc tại Hà Nội, TPHCM và Khánh Hòa.

Hiện VTVcab đã có gần 2 triệu thuê bao truyền hình cáp trên cả nước, chiếm gần 30% tổng số thuê bao truyền hình trả tiền trên toàn quốc.

Về cơ bản, công nghệ của VTVcab đã đáp ứng được 100% nhu cầu về sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền, 80% nhu cầu về dịch vụ internet của khách hàng tại Việt Nam. Nguyên nhân khiến dịch vụ internet phần nào chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu khách hàng là do VTVcab đang trong quá trình chuyển đổi công nghệ truyền dẫn.

VTVcab cho biết đang phát triển sản phẩm truyền hình trên internet OTT, là công nghệ truyền hình dựa trên nền tảng công nghệ IP; truyền hình số theo tiêu chuẩn DVB-T2. Ngoài ra còn có các sản phẩm đang nghiên cứu như internet of thing (IOT), là dịch vụ cho phép người dùng điều khiển, giám sát, kiểm soát các thiết bị điện tử, môi trường từ xa.

Lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm

Về tình hình các chỉ số tài chính, tại thời điểm cuối tháng 9/2017, tổng giá trị tài sản của VTVcab là 2,539 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm gần 1,247 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động dịch vụ truyền hình vẫn đóng góp chủ yếu và có xu hướng tăng dần, trong khi hoạt động bán hàng hóa đang sụt giảm khá mạnh.

Trong khi doanh thu của VTVcab giai đoạn 2014-2016 có tốc độ tăng trưởng thì ngược lại, lợi nhuận sau thuế năm 2016 của Công ty giảm mạnh từ mức 130.5 tỷ của năm 2015 xuống còn hơn 76 tỷ đồng khiến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chỉ còn 12%.

Cạnh tranh khốc liệt với các ông lớn như Viettel, VNPT, FPT

Theo thống kê, trong giai đoạn 2012-2015, tốc độ tăng trưởng dịch vụ truyền hình trả tiền đạt khoảng 25-30%, giai đoạn 2016-2020 dự kiến khoảng 10-15%. Đến năm 2020, doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền dự kiến đạt khoảng 800 triệu -1 tỷ USD. Còn tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ quảng cáo phát thanh, truyền hình hằng năm từ 15-20%, đến năm 2020 dự kiến đạt khoảng 800 triệu - 1 tỷ USD.

Dựa vào đó, VTVcab đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ cung cấp ổn định khoảng 70-80 kênh truyền hình quảng bá, trong đó có 10-15 kênh thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia và 60-65 kênh địa phương. Còn với dịch vụ truyền hình trả tiền, mục tiêu đến 2020 sẽ phát triển khoảng 70-80% số hộ gia đình thu xem dịch vụ này.

Cụ thể, VTVcab dự kiến tăng trưởng gần 500,000 khách hàng, đạt hơn 2.1 triệu khách hàng trong năm 2021. Thuê bao internet tăng trưởng gần 600,000 khách hàng, đạt hơn 800,000 khách hàng trong năm 2021. Doanh thu tăng trung bình hàng năm 17%, đạt hơn 4,500 tỷ đồng năm 2021. còn lợi nhuận với mục tiêu tăng trưởng đều và đến 2021 là hơn 115 tỷ đồng.

Tuy nhiên cũng rất đáng lưu ý bởi tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt của ngành khi có sự tham gia của các đơn vị viễn thông như Viettel, VNPT, FPT. Thêm vào đó, hạ tầng truyền dẫn cũng là một khó khăn lớn khi phụ thuộc nhiều vào đối tác mà cụ thể là các đơn vị viễn thông ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển các dịch vụ gia tăng, phát triển đa dịch vụ. Ngoài ra, xu hướng chuyển dịch nhu cầu truyền hình và giải trí của khách hàng, đặc biệt là đối tượng khách hàng trẻ. Với xu hướng đa dịch vụ trên một đường truyền, chủ động sử dụng dịch vụ thông qua mạng internet sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền truyền thống. 

Hoàng Nguyên

Fili

Các tin tức khác

>   VCX: Thông báo chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2018 (21/03/2018)

>   SAS: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2018 (21/03/2018)

>   TSG: Nghị quyết Hội đồng quản trị (21/03/2018)

>   VT8: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (21/03/2018)

>   TSJ: Ngày đăng ký cuối cùng Tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 (21/03/2018)

>   S12: Quyết định HĐQT về việc triệu tập ĐHĐCĐ thường niên 2018 (21/03/2018)

>   TNW: Ngày đăng ký cuối cùng Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 (21/03/2018)

>   VAV: Nghị quyết HĐQT (21/03/2018)

>   SCY: Ngày đăng ký cuối cùng Tham dự đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 (21/03/2018)

>   TSG: Lựa chọn đơn vị kiểm toán BCTC năm 2017 (21/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật