Thứ Sáu, 23/03/2018 13:18

VN-Index sẽ tăng đến đâu sau khi vượt đỉnh?

Thị trường đã có những bước tăng trưởng thần tốc trong thời gian qua và VN-Index đã vượt đỉnh cũ năm 2007. Việc xác định mục tiêu tiếp theo là hết sức quan trọng trong thời điểm hiện nay.

Tăng trưởng thần tốc

VN-Index đã tăng trưởng gần như liên tục trong những tháng gần đây (trừ vài phiên điều chỉnh sốc vào đầu tháng 02/2018). Chỉ trong khoảng 14 tháng, chỉ số này đã tăng gần 80%!

Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như vậy, VN-Index đã có dấu hiệu vượt đỉnh cũ lịch sử của năm 2007 (tương đương vùng 1,150-1,170 điểm).

Mục tiêu mới cho thị trường

Rõ ràng thị trường đang ở thời điểm bước ngoặt hết sức quan trọng. Nhiều nhà đầu tư đang khá phân vân trong ngắn hạn. Việc xác định mục tiêu tiếp theo là hết sức quan trọng trong thời điểm hiện nay.

Theo Fibonacci Retracement thì sau khi vượt đỉnh cũ tháng 01/2018 thì mục tiêu ngắn hạn tiếp theo của VN-Index sẽ là vùng 1,240-1,250 điểm (tương đương Fibonacci Retracement 161.8%).

Tuy nhiên, đây chỉ là mục tiêu mang tính ngắn hạn. Theo lý thuyết sóng Elliott thì mục tiêu lớn của sóng III có thể lên đến 1,350-1,400 điểm.

Nhận biết các dấu hiệu tạo đỉnh dài hạn

Dù rất lạc quan và tin tưởng vào triển vọng của thị trường nhưng nhà đầu tư cũng cần lưu ý một số tín hiệu nguy hiểm cảnh báo đỉnh dài hạn.

Thứ nhất, nhà đầu tư cần chú ý đến khối lượng. Phân tích khối lượng giao dịch vẫn luôn được đánh giá cao bên cạnh việc phân tích chu kỳ, phân tích mẫu hình, sóng Elliott... Khối lượng chính là động lực tạo ra sự dịch chuyển của giá và thường thay đổi trước khi có sự thay đổi đáng kể của giá. Điều này là do sự thay đổi trong tương quan cung và cầu thường xuất hiện ở khối lượng trước khi có thay đổi về giá.

Trong trường hợp phân phối và tạo đỉnh, khối lượng sẽ sụt giảm từ từ và thường xuyên duy trì bên dưới trung bình 20 phiên gần nhất.

Thứ hai, sự phá vỡ các đường MA quan trọng. Theo kinh nghiệm rút ra từ năm 2007 thì VN-Index sẽ sụt giảm sâu và kéo dài nếu phá vỡ đồng thời cả 3 đường SMA 50, SMA 100 và SMA 200.

Hiện tại nhóm này đang duy trì trong một vùng khá rộng là 900-1,100 điểm nên nguy cơ phá vỡ chưa lớn.

Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/03: Thử thách đỉnh cao lịch sử năm 2007 (22/03/2018)

>   Chuỗi bài phân tích kỹ thuật ngành hàng không – ACV (28/03/2018)

>   Ngày 22/03/2018: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (22/03/2018)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/03: Chuẩn bị vượt đỉnh (21/03/2018)

>   Chuỗi bài phân tích kỹ thuật ngành hàng không - VJC (22/03/2018)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 20/03: Giằng co mạnh quanh mốc 1,160 điểm (20/03/2018)

>   Ngày 20/03/2018: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (20/03/2018)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/03: Rising Window xuất hiện (19/03/2018)

>   Tiền kỹ thuật số đi đâu về đâu? (20/03/2018)

>   Tuần 19-23/03/2018: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (18/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật