Thứ Năm, 15/03/2018 07:25

Vàng thế giới giảm nhẹ, kỷ niệm 10 năm sau khi lần đầu chạm ngưỡng 1,000 USD/oz

Các hợp đồng vàng tương lai quay đầu giảm nhẹ trong ngày thứ Tư, xóa bớt từ đà tăng trong phiên trước đó, khi thị trường đánh dấu 1 thập kỷ kể từ khi giá vàng lần đầu tiên chạm ngưỡng 1,000 USD/oz, MarketWatch đưa tin.

Đà tăng của đồng USD đã gây sức ép lên giá vàng trong ngày thứ Tư, ngay cả khi dữ liệu cho thấy giá lạm phát bán buôn nhích 0.2% trong tháng 2/2018, và doanh số bán lẻ giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 2.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng vàng giao tháng 4 hạ 1.50 USD (tương đương 0.1%) xuống 1,325.60 USD/oz. Hôm thứ Ba, hợp đồng này tiến 6.30 USD (tương đương 0.5%), qua đó ghi nhận phiên tăng mạnh nhất cả về phương diện đồng USD lẫn phần trăm kể từ ngày 06/03/2018, dữ liệu từ FactSet cho thấy. Giá vàng tăng khi đồng USD suy yếu cùng với việc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, Rex Tillerson, bị cách chức đã thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với kim loại quý.

Theo CNBC, cũng trong ngày thứ Tư, hợp đồng vàng giao ngay mất 0.06% còn 1,324.91 USD/oz.

Adiran Ash, giám đốc nghiên cứu tại BullionVault, cho biết: “Giá vàng tiêu chuẩn trên sàn Luân Đôn lần đầu tiên vượt ngưỡng 1,000 USD/oz vào ngày 14/03/2008. Các hợp đồng vàng tương lai lần đầu tiên chạm mức cao nhất trong phiên 1,001.50 USD/oz vào ngày 13/03/2008, và đánh dấu mức đóng cửa cao chưa từng thấy trên 1,000 USD/oz vào ngày 17/03/2008, dữ liệu từ FactSet cho thấy.

Vào ngày thứ Tư, chỉ số đồng USD (ICE U.S. Dollar Index) – thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác – nhích gần 0.1% lên 89.70, nhưng chỉ số này đã giảm khoảng 1% từ đầu tháng đến nay.

Lukman Otunuga, Chuyên gia phân tích nghiên cứu tại FXTM, nhận định: “Những lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ và bất ổn chính trị đã khiến nhà đầu tư tỏ ra lo lắng, qua đó vàng có thể phục hồi trở lại. Mặc dù trong trung và dài hạn, dự báo lãi suất tăng cao có khả năng là rào cản đối với vàng, nhưng đà tăng trong ngắn hạn có thể được hưởng lợi từ sự không chắc chắn hiện nay”.

Vào đầu tuần này, dữ liệu cho thấy chỉ số lạm phát tiêu dùng chỉ tăng nhẹ.

Lạm phát gia tăng có thể gây sức ép làm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải đẩy nhanh tốc độ nâng lãi suất, qua đó có thể tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Do đó, mặc dù thường chịu ảnh hưởng tiêu cực khi lãi suất tăng, vàng vẫn có thể thu hút nhu cầu phòng ngừa rủi ro khi lạm phát quá nhiệt.

Trong số các kim loại trên sàn Comex, hợp đồng bạc giao tháng 5 lùi 0.5% xuống 16.537 USD/oz. Hợp đồng bạch kim giao tháng 4 mất 0.6% còn 961.50 USD/oz. Hợp đồng paladi giao tháng 6 giảm 0.7% xuống 984.75 USD/oz.

Trong khi đó, hợp đồng đồng giao tháng 5 cộng 0.7% lên 3.159 USD/lb.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, chứng chỉ quỹ SPDR Gold Trust hạ 0.1%, và chứng chỉ quỹ iShares Silver Trust mất 0.2%.

Diễn biến giá vàng giao ngay 3 phiên vừa qua

Nguồn: Kitco

Diễn biến giá vàng giao ngay trên sàn New York

Nguồn: Kitco

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Hai thương hiệu vàng trong nước tiếp tục tăng theo đà thế giới (14/03/2018)

>   Vàng thế giới tăng mạnh nhất trong 1 tuần (14/03/2018)

>   Giá vàng lình xình, USD tự do tụt dưới 22.800 đồng (13/03/2018)

>   Vàng thế giới giảm nhẹ chờ tin từ báo cáo lạm phát (13/03/2018)

>   Giá vàng trong nước giảm nhẹ 50.000 đồng phiên đầu tuần (12/03/2018)

>   Giá vàng - Liên tục bị thử thách (12/03/2018)

>   Vàng thế giới tăng nhẹ tuần qua sau báo cáo việc làm (10/03/2018)

>   Giá vàng SJC giảm 140.000 đồng mỗi lượng sau một tuần giao dịch (09/03/2018)

>   Vàng thế giới giảm liền 2 phiên (09/03/2018)

>   Giá vàng SJC và USD cùng giảm (08/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật