Thứ Sáu, 02/03/2018 09:20

Thua lỗ nhưng Vận tải biển Đông Long được chào bán 70% vốn với mức khởi điểm 118 tỷ đồng, gấp 2.6 lần giá gốc

Ngày 15/03 tới đây, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam sẽ bán đấu giá toàn bộ 70% phần vốn góp tại Công ty TNHH Vận tải biển Đông Long với giá khởi điểm hơn 118 tỷ đồng.

Trong khi đó, giá trị phần vốn góp chào bán tính theo giá trị vốn góp ban đầu là 45.6 tỷ đồng (2.85 triệu USD), tương ứng 70% vốn điều lệ của Công ty TNHH Vận tải biển Đông Long. Như vậy mức giá khởi điểm gấp 2.6 lần giá gốc.

Công ty TNHH Vận tải biển Đông Long có vốn điều lệ 68.8 tỷ đồng, được thành lập trên cơ sở góp vốn giữa Công ty Vận tải biển Thăng Long trực thuộc Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Công ty Vận tải biển Kamchatka (Liên Xô). Năm 1988, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam mua lại 16.5% vốn góp của Công ty Vận tải biển Kamchatka để nâng vốn sở hữu lên 70%.

Hiện nay, cổ đông lớn của Vận tải biển Đông Long còn có Công ty Transocean Shipping Corp (30%), tương ứng 23.2 tỷ đồng.

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty TNHH Vận tải biển Đông Long là vận tải hàng hóa viễn dương, kinh doanh dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải và sữa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải.

Công ty TNHH Vận tải biển Đông Long hiện đang quản lý và sử dụng 3 tàu vận tải, gồm tàu Hoa Nam, tàu Vimaru Pearl, tàu Zircon. Các hợp đồng vận tải của Công ty chủ yếu đến từ Nga, Trung Quốc, và một số nước Trung đông.

Hiện nay, hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn do các tàu vận chuyển đã tương đối cũ, sự cạnh tranh với các công ty nội địa rất gay gắt, ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty những năm qua. Năm 2015, lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 733,859 USD, nhưng năm 2016 âm hơn 1 triệu USD. Điều này khiến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2016 âm hơn 1 triệu USD; tổng tài sản hơn 8.37 triệu USD, giảm so mức hơn 10 triệu USD hồi đầu kỳ. 

Kết quả kinh doanh của Đông Long thời gian gần đây

Và kế hoạch năm 2017, Đông Long dự kiến tiếp tục lỗ 800,000 USD, lỗ kế hoạch trong năm 2018-2020 giao động từ 150,000 - 450,000 USD.

Kế hoạch kinh doanh của Đông Long

Công ty dự báo tình hình cạnh tranh và thị trường trong nước giai đoạn tới vẫn hết sức khó khăn. Tới cuối năm 2017, Đông Long chỉ còn quản lý và khai thác 2 tàu vận tải là tàu Vimaru Pearl và tàu Zircon. Tại thị trường nội địa, từ hơn 10 năm nay và dự kiến cả trong tương lai, Công ty vẫn chưa thể tham gia do không thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Tại thị trường nước ngoài, việc buộc phải duy trì mức phí thấp để cạnh tranh khiến Đông Long không thể bù đắp lại chi phí duy tu, sửa chữa và các chi phí khác.

Thái Hương

Fili

Các tin tức khác

>   EVN muốn thoái 40.5% vốn EMC (02/03/2018)

>   IMP: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Lê Thị Kim Chung (02/03/2018)

>   Đấu giá gần 4.2 triệu cp Thủy điện Nậm Chiến giá khởi điểm 14,850 đồng/cp (02/03/2018)

>   CTB: Nguyễn Trọng Nam - Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc - đã mua 142,000 CP (01/03/2018)

>   HTC: Lê Phan Trung Hiếu - người có liên quan đến Chủ tịch HĐQT; Tổng Giám đốc - đã mua 100,000 CP (01/03/2018)

>   SDP: Báo cáo thay đổi sở hữu cổ phiếu của cổ đông lớn - Nguyễn Danh Sơn (01/03/2018)

>   PMB: Hoàng Thị Thu Hằng - Ủy viên HĐQT - đã bán 5,000 CP (01/03/2018)

>   ART: CBTT về việc thông qua giao dịch với người có liên quan (01/03/2018)

>   VCP: Phạm Bảo Long - Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc - đăng ký mua 200,000 CP (01/03/2018)

>   VDN: Báo cáo thay đổi sở hữu cổ phiếu của cổ đông lớn - Trần Linh Trang (01/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật