Thứ Hai, 26/03/2018 15:32

Thêm một doanh nghiệp dịch vụ hàng không muốn lên HOSE

Là tân binh mới chào sàn UPCoM chưa đầy 9 tháng nhưng Dịch vụ Hàng Hóa Sài Gòn (SCS) đã muốn “thẳng tiến” lên HOSE. Quyết định này đã được Công ty lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản vào nửa cuối tháng 1/2018. Đi cùng với tốc độ lên sàn, giá cổ phiếu SCS từ khi giao dịch trên UPCoM đã tăng gần 260% lên 166,000 đồng/cp.

Ngày 21/03/2018, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho biết đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của CTCP Dịch vụ Hàng Hóa Sài Gòn (SCS) với số lượng đăng ký niêm yết gần 50 triệu cp.

Năm 2018, SCS đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 694 tỷ và lợi nhuận trước thuế 446 tỷ đồng, tăng lần lượt 17% và 21% so với thực hiện năm 2017

Như vậy sau CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (Taseco Air, HOSE: AST), lại có một doanh nghiệp dịch vụ hàng không sắp lên HOSE trong năm 2018. Có thể thấy, cùng với những “ông lớn” trong ngành hàng không, nhiều doanh nghiệp dịch vụ phụ trợ cũng có triển vọng tăng trưởng tốt, hoạt động hiệu quả, lợi nhuận ổn định và chi trả cổ tức cao.

Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) là tân binh mới lên UPCoM hồi giữa tháng 7/2017. Tương tự các doanh nghiệp cùng mảng dịch vụ phụ trợ ngành hàng không, cổ phiếu SCS chào sàn với giá tương đối cao: 52,000 đồng/cp. Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, SCS nhận được lượng đặt mua rất lớn nhưng chỉ có vỏn vẹn 200 cổ phiếu được khớp tại mức giá trần 72,800 đồng/cp. Hiện tại, cổ phiếu này đã tăng gần 260% lên mức 165,900 đồng/cp chốt phiên 26/03/2018 (tính theo giá điều chỉnh).

Tuy nhiên khối lượng giao dịch khá thấp, từ đầu năm 2018 đến nay chủ yếu chỉ đạt vài ngàn cho tới vài chục ngàn cổ phiếu mỗi phiên.

Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu SCS từ khi lên UPCoM đến nay

Xét về quy mô, SCS có quy mô vượt trội so với hầu hết các doanh nghiệp trong mảng này (trừ ACV). Về lợi thế, theo SCS, Công ty là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ kho thu gom hàng lẻ hàng không xuất khẩu và kho ngoại quan chuyên dùng hàng tươi sống tại Việt Nam.

SCS được thành lập tháng 4/2008 với vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng, được góp bởi 6 nhà đầu tư sáng lập: Cụm Cảng hàng không miền Nam (nay là Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam), Công ty Sửa chữa máy bay A41 (nay là Công ty TNHH MTV Sửa chữa máy bay 41), CTCP Đại lý liên hiệp vận chuyển (CTCP Gemadept), Công ty TNHH Đầu tư Nam Phú Quốc tế, CTCP Đầu tư Á Châu và CTCP Sóng Việt. Trong năm 2017, SCS đã thực hiện 2 lần tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ hoán đổi nợ (đợt 2) và phát hành cổ phiếu ESOP, tăng vốn từ 533.7 tỷ lên 571.7 tỷ đồng vào thời điểm 15/12/2017.

SCS đang sở hữu và khai thác nhà ga hàng hóa hàng không với tổng diện tích hơn 14 ha tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Công ty cung cấp 3 dịch vụ chính gồm cho thuê sân đậu máy bay, khai thác nhà ga hàng hóa và cho thuê văn phòng, bãi đậu xe. Sân đậu máy bay có diện tích vào khoảng 52,400 m2, trong khi khu vực nhà ga (26,670 m2) có công suất thiết kế 200,000 tấn hàng hóa (giai đoạn 1) và  350,000 tấn hàng hóa (giai đoạn 2). Khu vực nhà kho, bãi đậu xe, đường giao thông và tòa nhà văn phòng, công trình phụ trợ rộng 64,000 m2.

Tại thời điểm 31/12/2017, Công ty có 4 cổ đông lớn nắm giữ tổng cộng 66.8% vốn điều lệ bao gồm: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sở hữu 13.12% (7.5 triệu cp), CTCP Gemadept (GMD) sở hữu 32.25% (18.4 triệu cp), Công ty TNHH MTV Sửa chữa máy bay 41 sở hữu 12.6% (7.2 triệu cp) và CTCP Thương mại Dịch vụ Đầu tư Sài Gòn Hàng không sở hữu 8.83% (5 triệu cp).

Tuy nhiên, đầu tháng 1/2018, Thương mại Dịch vụ Đầu tư Sài Gòn Hàng không đã chuyển nhượng bớt cổ phiếu SCS, giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 4% và không còn là cổ đông lớn của Công ty.

Cơ cấu cổ đông hiện tại của SCS

Năm 2017, lợi nhuận cả trước và sau thuế của SCS tăng trưởng tốt với mức tăng 40% lên lần lượt 385 tỷ và 346 tỷ đồng. Theo giải trình, mức tăng trưởng tự nhiên của hàng hóa qua sân bay Tân Sơn Nhất hơn 15% góp phần đáng kể vào việc tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, Công ty đã ký Hợp đồng phục vụ thêm 1 hãng hàng không mới là SF Airlines và tất cả các hợp đồng với các hãng hàng không hết hạn trong năm 2017 đều được tái ký. Ngoài ra, chi phí được kiểm soát chặt và việc sử dụng nguồn nhân công thuê ngoài, SCS có thể điều chỉnh lực lượng nhân công phù hợp với lượng hàng hóa tăng trưởng.

Ban lãnh đạo Công ty cũng cho biết, đến ngày 31/12/2017, SCS không có khoản nợ phải thu xấu nào, không có khoản tài sản xấu ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và cũng không phát sinh khoản nợ phải trả xấu nào trong năm 2017.

Năm 2018, SCS đặt mục tiêu tổng sản lượng hàng hóa đạt 210,000 tấn, tăng 13% so với thực hiện năm 2017. Doanh thu thuần kế hoạch đạt 694 tỷ và lợi nhuận trước thuế 446 tỷ, tăng lần lượt 17% và 21%.

Công ty đặt mục tiêu đến năm 2020, tăng trưởng hàng hóa quốc tế đạt 15-20%/năm, tăng trưởng hàng hóa nội địa 10-12%/năm; duy trì tỷ lệ lấp đầy văn phòng trên 95%, gia tăng hiệu quả kinh doanh mảng cho thuê văn phòng.

Kế hoạch kinh doanh năm 2018

Nguồn: SCS

Ngoài ra, Ban lãnh đạo SCS đang định hướng xem xét mở rộng một số hoạt động tăng thêm giá trị cho Công ty như đẩy mạnh hoạt động khai thuê hải quan, các dịch vụ “cánh tay nối dài” của nhà ga hàng hóa, suất ăn hàng không,… Theo kế hoạch, Công ty đang xây dựng phương án đầu tư Trung tâm sản xuất, phân phối suất ăn hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất và dịch vụ tiếp nhận hàng tại Phnom Penh thay mặt các hàng hàng không để xếp hàng lên máy bay thông qua nhà ga SCSC.

Được biết, SCS hiện đang có 454 người lao động, mức lượng bình quân 11.56 triệu đồng/người/tháng.

Thu Phong

FILI

Tài liệu đính kèm:
20180326_20180326 - Thong bao nhan ho so - CTCP Dich vu Hang hoa Sai Gon.pdf
Các tin tức khác

>   CNN: Ngày 02/04/2018, ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu ĐKGD bổ sung (26/03/2018)

>   Thua lỗ 3 năm liên tiếp, TH1 bị hủy niêm yết từ ngày 20/04 (23/03/2018)

>   HAR: Quyết định thay đổi niêm yết (23/03/2018)

>   TH1: Ngày 20/04/2018, ngày hủy niêm yết cổ phiếu của CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (23/03/2018)

>   E1VFVN30: Thông báo về việc niêm yết và giao dịch chứng chỉ quỹ ETF thay đổi niêm yết (23/03/2018)

>   HOSE chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu cho TPBank (22/03/2018)

>   GKM: Công bố thông tin thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (22/03/2018)

>   LPB: Ngày 28/03/2018, ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu ĐKGD bổ sung (22/03/2018)

>   DGL: Thông báo chấp thuận niêm yết bổ sung 53,385,575 cổ phiếu (22/03/2018)

>   LPB: Thông báo chấp thuận đăng ký giao dịch bổ sung 103,999,428 cổ phiếu (22/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật