Dịch vụ
Hải Phát, M&A chỉ là công cụ tạo dấu ấn khác biệt
Tập đoàn Hải Phát, một doanh nghiệp với khả năng thực thi các kế hoạch mua bán - sáp nhập (M&A) vô cùng lớn - đã tạo ra sự khác lạ trên thị trường M&A bất động sản nhiều sóng gió hiện nay tại Việt Nam.
Việc mua dự án hay bán dự án tại Hải Phát đôi khi quá nhanh, quá nhiều, phức tạp và vất vả. Nhưng sau mỗi thương vụ, Hải Phát lại bổ sung cho mình một mảnh ghép vào sứ mệnh “tạo dựng những sản phẩm dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao, chất lượng tuyệt đối đến với khách hàng” mà Công ty này đang hướng tới.
Thương vụ độc đáo mua lại Usilk City
Cách đây chừng 2 năm, Hải Phát công bố mua lại tòa CT2 - 105 thuộc Tổ hợp dự án Usilk City (Quận Hà Đông, Hà Nội). Thông cáo của Hải Phát cũng như nhiều thông cáo khác về một thương vụ hay hàng chục thương vụ mua bán bất động sản trong năm 2015 mà các doanh nghiệp Việt đã thực hiện. Chỉ khác một điều, Usilk City là một dự án quá khó để thực hiện.
Từ biểu tượng vàng son một thời của Sông Đà Thăng Long, do sai lầm trong sử dụng vốn cũng như thị trường bất động sản bất ngờ rơi vào khủng hoảng, dự án “đói vốn” và lâm vào tình trạng “bạo bệnh”, kéo theo hàng trăm, ngàn khách hàng rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”. Không những vậy, dự án cũng liên đới cả chục tổ chức tài chính và doanh nghiệp khác.
HPC Landmark 105 là một trong những thương vụ M&A thành công của Hải Phát.
|
Vì thế, việc có một doanh nghiệp sẵn sàng rót tới hàng trăm tỷ đồng để vực dậy dự án này gây ấn tượng mạnh với cộng đồng, bởi trước đó ít lâu, dù lạc quan nhất cũng không ai nghĩ có doanh nghiệp nào dám “mạo hiểm” dấn thân vào dự án quá phức tạp như vậy. Bởi lẽ, để dự án tái khởi động, ngoài cơ sở pháp lý còn nhiều vướng mắc thì khó khăn nhất chính là việc đàm phán với từng khách hàng cũ. Chưa kể, làm gì để lấy lại niềm tin của khách hàng mới với dự án sau khi đổi tên gọi mới là điều quan trọng hơn cả.
Nhưng, đó chưa phải là điểm độc đáo nhất trong thương vụ mua lại CT2 – 105 của Hải Phát. Không nói quá lời, so với các thương vụ mua bán – chuyển nhượng trước đây mà Hải Phát thực hiện, việc mua lại có nhiều ý nghĩa hơn cả khi đích nhắm của ông lớn này chính là tạo diện mạo mới cho trục đường Tố Hữu, nơi Công ty đang là nhà đầu tư chính của khu vực bên cạnh một ông lớn khác là Nam Cường.
Cư dân tương lai của HPC Landmark 105 sắp được nhận mái ấm của mình.
|
Tầm nhìn mà Hải Phát hướng tới dựa trên quy hoạch đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Hà Nội sẽ chủ yếu mở rộng về hướng Tây. Khi đó, với việc tạo được những chuẩn mực mới về phát triển đô thị tại khu vực này, thương hiệu của Hải Phát sẽ được khẳng định mạnh mẽ hơn so với hiện tại. Thực tế, xu hướng dịch chuyển về sinh sống tại khu vực này ngày càng rõ nét hơn với sự xuất hiện của các trung tâm hành chính và kinh tế mới cùng hàng loạt trung tâm, siêu thị, điển hình như Tổ hợp trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông đang được triển khai.
Cũng phải nói thêm, để thực hiện được mục tiêu trên, điều tối quan trọng không phải “cam kết ban đầu” mà là khả năng hiện thực hóa cam kết. Thực tế tại Việt Nam, rất nhiều thương vụ chuyển nhượng được ký kết rầm rộ nhưng sau những cam kết hỗ trợ hoành tráng, nhà đầu tư hoặc không triển khai hoặc lại chuyển nhượng cho người khác mà không có một tổng kết nào về lợi ích thu được của hai bên được công bố sau đó.
Khách hàng tham quan Dự án HPC Landmark 105.
|
Quay lại với thương vụ mua lại tòa CT2 – 105 của Hải Phát, sau khi nhận được sự ủng hộ của khách hàng, dự án đổi tên thành HPC Landmark 105 và được Hải Phát tiếp tục triển khai. Chỉ sau 20 tháng triển khai, dự án đã cơ bản hoàn thành các khâu cuối cùng trước khi bàn giao nhà cho khách hàng. Đây cũng là điều khá ấn tượng bởi tại thời điểm Hải Phát mua lại, dự án này gần như chưa được triển khai và ông lớn này gần như làm từ đầu..
Nỗ lực tạo dấu ấn khác biệt
Năm 2017, Hải Phát đồng loạt ra mắt và chào bán thành công nhiều dự án khác trên các quỹ đất đã sở hữu được thông qua các thương vụ thâu tóm, hợp tác đầu tư như Roman Plaza hay dự án Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng The Phonenix Garden. Đây đều là những dự án được thị trường đánh giá cao về tiêu chí kiến trúc thiết kế và tầm nhìn phát triển.
Nếu Roman Plaza được biết tới với giải thưởng Công trình xây dựng sử dụng Năng lượng Xanh do Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học – Công Nghệ chứng nhận, thì Khu đô thị sinh thái Nghỉ dưỡng The Phoenix Garden sở hữu tới 100 tiện ích cảnh quan đa dạng, tinh tế và được quy hoạch thành hơn 20 cụm tiện ích đan xen giữa không gian xanh mát như khách sạn 13 tầng, nhà hàng cafe, hầm rượu, sân chơi trẻ em, tháp năng lượng v.v.
So với những dự án mà Hải Phát đã từng triển khai trước đây như The Pride hay Tân Tây Đô đã hoàn thành v.v., nhìn vào những dự án mới, có thể dễ dàng nhận ra doanh nghiệp này đã có những bước tiến lớn trong việc đi sâu vào các giá trị thực dành cho các khách hàng. Từ quy trình, thiết kế, xây dựng tới vận hành tòa nhà đều được quy chuẩn hóa một cách bài bản, với mục tiêu rất rõ hướng tới tạo lập được một cộng đồng dân cư cao cấp, có tri thức và chuẩn mực.
Điều này được thể hiện không chỉ đối với những dự án mới như Roman Plaza hay The Phoenix Garden mà ngay kể cả đối với CT2 – 105, một dự án đã có sẵn thiết kế cứng từ trước khi về tay Hải Phát. Tuy nhiên, với mục tiêu lấy khách hàng là trọng tâm, Hải Phát vẫn sẵn sàng mạnh tay chi thêm tiền đầu tư vào hạ tầng kiến trúc, cảnh quan để hướng tới tạo lập không gian sống chuẩn mực cho các khách hàng. Đây cũng chính là mục tiêu mà ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT của Hải Phát Group, đặt ra kể từ khi thành lập Công ty.
Và tầm nhìn chiến lược trong tương lai
Sau 15 năm hình thành và phát triển, Hải Phát đã từng bước trở thành ông lớn trong lĩnh vực bất động sản với lượng quỹ đất dồi dào thông qua hàng loạt thương vụ M&A đình đám. Đơn cử như vụ Hải Phát bỏ ra 700 tỉ đồng để mua lại quyền khai thác 35% dự án KĐT Phú Lương (Hà Đông); đấu giá thành công 7,200m2 đất tại Vạn Phúc (Hà Đông) để phát triển khu nhà shophouse, khởi công dự án Roman Plaza; đầu tư vào một loạt dự án như Khu đô thị sinh thái Đồng Quang, Khu đô thị Tây Nam An Khánh, A7 Nam Trung Yên, v.v.
Sở hữu các vị trí đắc địa bên cạnh các tuyến đường giao thông huyết mạch cùng hạ tầng tiện ích xung quanh đa dạng và đều là đất sạch, các quỹ đất này là nền tảng vô cùng vững chắc, mang tới lợi thế cạnh tranh với các kế hoạch vươn tầm của Hải Phát so với các đối thủ trên thị trường.
Đương nhiên, với số lượng dự án lớn như vậy, để triển khai thành công đòi hỏi Hải Phát phải có được sự hậu thuẫn về tài chính dồi dào. Đó cũng là lý do trong chiến lược phát triển và mở rộng, với công cụ M&A, Hải Phát đã ký hợp tác với Dragon Capital để quỹ đầu tư “có tầm” này trở thành nhà đầu tư chiến lược sở hữu 15% vốn vào thời điểm cuối 2017.
Với trên 20 năm kinh nghiệm đầu tư vào hàng chục tập đoàn, doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam cùng hệ thống đối tác vô cùng lớn trên thế giới, Dragon Capital sẽ giúp Hải Phát tiếp cận dễ dàng hơn nguồn vốn ngoại giá rẻ vô cùng tiềm năng, đã, đang và sẽ đổ mạnh vào thị trường thời gian tới.
Hơn nữa, với tầm nhìn chiến lược cùng tư duy đầu tư lão luyện và bài bản, cũng như công nghệ vượt trội, Dragon Capital có thể giúp Hải Phát nâng tầm trở thành nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và vươn tầm khu vực trong tương lai.
FILI
|